Trước đó mười mấy ngày gặp thằng bé trong những biểu hiện của cậu sinh viên 20 tuổi nhưng cứ đòi con chỉ 14 đến 15 tuổi thôi sao bác cứ bắt con già đi như vậy chứ. Con học năm thứ 2 đại học vì con học giỏi nên hết lớp 9 con được đặc cách lên học đại học luôn. Con không muốn học ở Việt Nam nữa, con muốn đi mỹ học dễ hơn…. Thằng bé cứ vui vẻ, hồn nhiên, vô tư, nhanh nhẹn, mắt sáng long lanh và bất kỳ ai gặp mà không có chuyên môn sẽ thấy nó chỉ như đứa trẻ con cợt nhả quá đà. Chẩn đoán chứng bệnh hoang tưởng cho nó, bố mẹ thằng bé công nhận đúng vì đã đi khám mấy lần ở viện và đều chẩn đoán như vậy nhưng do bố không tin, con thì càng không công nhận bệnh.
Vậy mà hôm nay gặp nó sau hơn chục ngày phải dùng thuốc thì từ 1 đứa nhanh nhẹn vô tư như chẳng có gì trong sáng hơn, nhanh nhẹn hơn thằng bé như một ông cụ mắc bệnh lâu năm, run rẩy và tay chẳng cầm được gì, mắt đờ đẫn, bước đi chậm chạp….
Thuốc tâm thần có sức tàn phá thần kinh và não bộ thật ghê gớm đến mức khiến PH mặc dù tiếp cận nhiều nhưng không khỏi ám ảnh xót xa.
Con thuộc diện mắc chứng tâm thần phân liệt dạng bệnh hoang tưởng đề cao bản thân. Với con nguyên nhân đến từ các áp lực trong sự kỳ vọng học quá lớn (trước đó năm 1 con được cho là đạt điểm xuất sắc nhất khoa con học)
P/s: Có thể Bố mẹ kỳ vọng vào con hoặc con kỳ vọng vào chính mình thái quá vượt ngưỡng sẽ luôn là kết quả ngược đau lòng. Đã có quá nhiều trường hợp nhưng có vẻ nhiều người vẫn chưa nhận ra.
1. Triệu chứng bệnh hoang tưởng tự cao
Một người tin vào sự vĩ đại của chính họ là dấu hiệu điển hình của chứng bệnh hoang tưởng tự cao. Niềm tin sẽ trở thành ảo tưởng nếu nó phi thực tế.
Một số triệu chứng khác của chứng hoang tưởng tự cao có thể dễ dàng bắt gặp, gồm:
- Khó hòa hợp với mọi người xung quanh vì ảo tưởng
- Niềm tin dai dẳng vào sự si mê, bất chấp dù có bằng chứng trái ngược
- Gạt bỏ hoặc tức giận với những người không tin vào “sự vĩ đại” của mình
- Cố gắng bền bỉ chỉ để khiến người khác chấp nhận niềm tin của mình
- Cư xử như thể ảo tưởng của mình là thật
- Trải qua những ảo tưởng khác
Bệnh hoang tưởng tự cao có mối liên hệ mật thiết với nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Do đó, hầu hết những ai mắc căn bệnh này cũng đều có khả năng bắt gặp những dấu hiệu đại diện cho các bệnh rối loạn tâm thần khác.
2. Các nguyên nhân gây bệnh tâm lý
2.1. Bệnh tâm thần phân liệt
- Rối loạn tâm thần phân liệt là một vấn đề sức khỏe tinh thần đặc trưng bởi những ảo tưởng, ảo giác và tình trạng khó phân biệt thực tế với tưởng tượng của người bệnh.
- Khoảng 50% trường hợp người bị tâm thần phân liệt có thể mắc chứng hoang tưởng tự cao.
- Tình trạng này có thể gây ra những suy nghĩ bất thường, thay đổi tâm trạng hoặc hành vi và khó tập trung. Ngoài ra, nó còn cản trở khả năng ghi nhớ và gây khó khăn cho người bệnh khi thực hiện các công việc hàng ngày. Những người bị tâm thần phân liệt có thể có một số ảo tưởng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
- Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy các yếu tố liên quan đến sức khỏe tinh thần có thể làm thay đổi nội dung ảo tưởng của một người mắc chứng hoang tưởng. Chẳng hạn như, người có lòng tự trọng cao và ít trầm cảm có nhiều khả năng mắc bệnh hoang tưởng tự cao. Trong khi đó, những người có lòng tự trọng thấp và trầm cảm lại có nhiều nguy cơ ảo tưởng về sự khủng bố.
- Rối loạn phân liệt cảm xúc, một dạng rối loạn tâm thần hay bị nhầm với tâm thần phân liệt, cũng có khả năng gây ra chứng ảo tưởng tự đại.
2.2. Rối loạn hoang tưởng
Tương tự tâm thần phân liệt, rối loạn ảo tưởng cũng là một tác nhân dẫn đến những ảo tưởng về sự vĩ đại của bản thân. Tuy nhiên, điều khác biệt giữa hai dạng rối loạn tâm thần này là những người mắc chứng rối loạn hoang tưởng không gặp phải các triệu chứng tâm thần phân liệt khác.
Xem thêm: 20 cách dạy con ngược đời của cha mẹ
2.3. Rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn lưỡng cực là một trong các bệnh tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm luân phiên đổi chỗ cho nhau. Trong thời gian hưng cảm, người bệnh có thể đề cao cái tôi quá lớn. Điều này biểu hiện như một tình trạng ảo tưởng tự đại.
- Theo thống kê từ các chuyên gia, khoảng 2/3 trường hợp người rơi vào tình trạng rối loạn lưỡng cực có biểu hiện hoang tưởng tự cao.
- Ngoài ra, trong giai đoạn hưng cảm, một số người bệnh cũng có thể thể hiện những dấu hiệu như tiêu quá nhiều tiền, khó ngủ, hiếu động hoặc cư xử hung hăng.
2.3. Rối loạn nhân cách ái kỷ
- Trong hầu hết các rối loạn tâm thần, những người có cùng tình trạng có thể sở hữu những tính cách khác nhau. Rối loạn nhân cách ái kỷ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của người bệnh. Họ có xu hướng tự nâng tầm quan trọng của bản thân lên, đồng thời thiếu đồng cảm với những người xung quanh.
- Người mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ có thể ý thức rất cao về quyền lợi của bản thân. Do đó, họ thường có những hành động, kể cả phản cảm, nhằm tìm kiếm sự ngưỡng mộ và đặc quyền riêng biệt từ người khác.
- Bạn có thể muốn tìm hiểu: Rối loạn nhân cách ái kỷ (bệnh ái kỷ) là bệnh gì?
2.4. Sa sút trí tuệ
- Hầu hết mọi người nghĩ về chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer, là một dạng suy giảm trí nhớ. Thực tế, sa sút trí tuệ là tác nhân gây giảm khả năng tư duy, suy nghĩ ở một người. Bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách người đó tương tác với mọi người xung quanh, lên kế hoạch cho bản thân và lối suy nghĩ.
- Sa sút trí tuệ phát triển có thể dẫn đến một số trường hợp ảo tưởng, bao gồm cả hoang tưởng tự cao. Trong trường hợp này, người bệnh có thể biểu hiện những dấu hiệu bất thường, bao gồm cả vấn đề về khả năng ghi nhớ.
2.4. Chấn thương sọ não
Trong vài trường hợp, chấn thương sọ não có nguy cơ làm thay đổi lối tư duy, suy nghĩ của một số người, từ đó dẫn đến ảo tưởng tự đại. Ngoài ra, loại chấn thương này còn dẫn đến một loạt biến chứng như:
- Ảo giác
- Trí nhớ có vấn đề
- Thay đổi tính cách
- Gặp khó khăn với các kỹ năng cơ bản, ví dụ như đọc hiểu
Trả lời