• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Báo chí truyền hình / Những sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ

Những sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ

30/07/2015 12/04/2021 Phạm Hiền 0 Comment

Hàng ngày trong cách dạy trẻ đôi khi người lớn thường khá chủ quan luôn nghĩ rằng ý kiến của mình là đúng và phương pháo đang dạy trẻ là đúng. Tuy nhiên có khá nhiều sai lầm trong cách dạy trẻ mà người lớn cần phải chú ý. Hôm nay, chuyên gia Phạm Hiền sẽ chia sẻ cho các cha mẹ nhưng sai lầm mà cha mẹ nên tránh trong khi dạy con.

PV: Xin chào chuyên gia Phạm Hiền! Thưa bà hiện nay có khá nhiều cha mẹ có những sai lầm trong cách dạy con. Bà có thể chia sẻ về vấn đề này được không ạ?

Khi dạy con các cha mẹ thường ỷ quyền làm cha mẹ của mình và nghĩ cách dạy của mình là đúng. Do đó, cha mẹ cần chú ý một vài các sai làm dễ mắc phải khi dạy con sau đây:

1. Đánh trẻ là điều cần tránh nhất: Bạn nên hạn chế đối đa vấn đề này vì trẻ thường cảm thấy rụt rè, sợ sệt khi bị đánh. Thay vào đó, bạn có thể ngồi lại, giải thích cho trẻ hiểu chúng sai ở đâu.

2. Yêu cầu trẻ làm việc gì ngay lập tức: Trẻ con vốn rất tò mò vì đây đang là giai đoạn để chúng học hỏi và khám phá những điều xung quanh. Chính vì thế, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu chúng nên làm gì chứ không phải bắt trẻ làm theo những gì bố mẹ nói ngay lập tức.

3. Nói quá nhiều: Bố mẹ nên có những hướng dẫn cụ thể khi yêu cầu con làm việc gì đó chứ đừng nói quá nhiều. Giải thích đơn giản, nhẹ nhàng con sẽ hiểu vì nếu nói quá nhiều sau này con sẽ nhờn, lời nói của bố mẹ sẽ không có trọng lượng.

4. Quát mắng: Trẻ thường mải chơi và khó tập trung để ăn khi đến bữa. Việc bố mẹ phải dắt trẻ đi loanh quanh để dỗ chúng ăn là điều rất dễ bắt gặp. Do đó, cha mẹ dễ nổi cáu và quát mắng. Khi quát mắng thấy con thực hiện là lần sau cha mẹ tiếp tục áp dụng phương pháp này. Điều này sẽ khiến con chai lì cảm xúc và lâu dần sẽ không còn sợ lời quát mắng của cha mẹ nữa.

5. Trách móc: Khi bạn đang muốn trẻ làm một điều gì đó, ví dụ như việc phải đánh răng trước khi đi ngủ, hay chơi xong phải thu dọn đồ chơi, hãy dùng giọng nhẹ nhàng và khuyến khích chúng thực hiện. Nếu bố mẹ nói chúng với giọng điệu trách móc thì có thể chúng sẽ làm ngược lại những điều cha mẹ mong muốn.

6. Dọa trẻ: Chúng ta mong muốn dạy trẻ thành người biết suy nghĩ và thông minh. Nhưng bạn đừng dọa trẻ quá nhiều sẽ khiến chúng luôn trong trạng thái sợ hãi, lo sợ bị phạt mà không dám làm những điều chúng muốn.

7. Coi nhẹ trẻ: Hãy luôn cho trẻ thấy tầm quan trọng của chúng chứ đừng nghĩ chúng là trẻ con mà coi nhẹ.

8. Quá bận bịu: Cũng giống như người lớn, trẻ con muốn được nhận tình yêu thương từ cha mẹ. Và để cảm nhận được điều đó, chúng luôn muốn được bố mẹ quan tâm. Do đó, khi đang ở bên con hãy dành chút thời gian để chơi đùa, lắng nghe con tâm sự.

PV: Thưa bà, dường như những điều bà chia sẻ ở trên là những điều các cha mẹ dễ mắc phải. Vậy nếu như mắc phải sẽ có những hậu quả như thế nào?

Với những sai lầm mà các bậc cha mẹ dễ mắc phải sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy cô đơn, buồn chán và dễ sa ngã. Ví dụ như cha mẹ nói quá nhiều khiến con nhờn và cảm thấy không tôn trọng bố mẹ. Nếu còn nhỏ chúng sẽ thể hiện bằng cách lì lợm, không nghe lời và khi lớn hơn chúng sẽ chống đối.

Hay con cái có những ảnh hưởng đến tính cách rất lớn từ chính cha mẹ và văn hóa gia đình. Nếu như cha mẹ thường hay trách móc con, chúng cũng sẽ có thói trách móc người khác, phàn nàn. Nếu trẻ bọ coi nhẹ trong gia đình hoặc là chung sẽ rất tự ti khi ra ngoài hoặc chúng gồng mình lên và coi thường người khác để giải tỏa áp lực…

Nói chung dạy trẻ cần có những biện pháp đúng đắn và cha mẹ cần quan tâm, tham khảo ý kiến chứ không phải nghĩ đúng là đúng.

PV: Cảm ơn bà về những chia sẻ quý báu vừa rồi!

Bài viết liên quan

  • Dạy trẻ cách biết lắng nghe
  • Những điều cần dạy trẻ sơ sinh
  • Làm sao để dạy trẻ cách chia sẻ?
  • những sai lầm khi day con
    Những sai lầm khi dạy con của cha mẹ
  • Những cách dạy con không hiệu quả

Category: Báo chí truyền hình

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    About Phạm Hiền

    Xin chào! Tôi là Phạm Hiền. Blog này được lập ra với mục đích hướng dẫn cho tất cả mọi người về kỹ năng quản trị cuộc đời (nuôi dạy con cái, hôn nhân gia đình, công việc và xã hội)

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền