Góc hoài niệm lạc hậu
Đừng biến giáo dục con cái thành công nghệ mà phụ thuộc
Cha mẹ giáo dục xưa tiết kiệm hiệu quả và giáo dục nay tốn kém khổ sở quá. Càng tiếp cận nhiều càng thấy các cha mẹ và các con thời nay nhiều ngã rẽ khó lường từ công nghệ giáo dục.
1. Mọi thứ con cần học là giáo dục cơ bản của con trẻ nghiễm nhiên phải dạy trong từng độ tuổi. Nên không có khái niệm giáo dục sớm mà là bắt buộc phải có nên phải học. Cha mẹ cứ tự nhiên mà dạy những gì con cần.
Góc hoài niệm lạc hậu. Ngày xưa có khi đẻ ra vài ngày mà mẹ phải đi cấy cầy thì con tự ngủ và mẹ căn giờ đi làm trong khoảng thời gian đó. Đến tuổi nào đã phải tự thích nghi khi bố mẹ không có nhà, tự thích nghi khi chơi, đến tuổi nào phải học cách làm các việc từ nhỏ đến lớn. Cứ đứa lớn phải trông và lo cho đứa bé, đứa lớn biết làm rồi thì dạy đứa nhỏ. Được dạy và tự phải quan sát để học hỏi nhau từ cách tự phục vụ mình đến việc nhà, chơi, đi học. Đó là kiến thức và những gì con trẻ phải học một cách tự nhiên để có kiến thức, nhận thức đúng, làm được để tự lập. Nên dạy một phải tự biết hơn, tự biết liên hệ để ứng dụng những gì liên quan và thậm chí khác.
Ngày nay dạy các vấn để thông thường theo quy luật thì trở thành công nghệ giáo dục sớm, thành công nghệ của Tây, biến nó thành những thứ mà dường như chưa bao giờ cha mẹ Việt làm được vậy. Để rồi chạy theo đủ thứ được tôn lên thành công nghệ cao siêu khiến việc dạy con thật khó khăn chứ không đơn giản như xưa.
2. Phụ thuộc vào giáo cụ, mô hình để dạy con các hoạt động đời thường
Ngày xưa cha mẹ dạy con tập làm các việc diễn ra thường ngày để con tự biết phải làm mọi thứ từ phục vụ chính mình trong ăn uống, vệ sinh, việc nhà, việc lớp…, các con thực hành với vật dụng, đồ dùng bằng thực tế trong cuộc sống nên giữa học và hành sát thực để con làm được ngay chứ không phải từ mô hình rồi ra thực tế nó là sự xa lạ như chưa được dạy hoặc chưa biết bao giờ. Chẳng tốn tiền mua đồ dùng để dạy (thứ lẽ ra cần cho giáo viên khi dạy kiến thức). Không có tiền mà mua đồ chơi nên tự làm, tự nghĩ ra các trò mà chơi.
Ngày nay cha mẹ dạy con như giáo viên khi cũng phụ thuộc giáo cụ, công cụ, mô hình Liệu nó có phải là nguyên nhân tạo thêm gánh nặng tài chính, gánh nặng thời gian lặp lại…, tạo áp lực cho mình thậm chí có người dằn vặt vì sao mình không thể mua cho con những thứ mà bố mẹ trẻ khác có thể mua cho chúng.
Có rất nhiều các vấn đề khác cần dạy con từ hình thành nhận thức, nhân cách đến các kỹ năng, khả năng lẽ ra đơn giản đã trở nên phức tạp và đặc biệt nhiều cha mẹ cứ quay cuồng. Học hỏi là tốt, dạy con mọi thứ là đúng nhưng nếu là cho cuộc sống đời thường thì nên thuận theo thực tế. Tiếp một mẹ có 2 con dưới 6 tuổi đang áp lực vì kinh tế sau khi liệt kê để làm bài toán cân đối tài chính thì phát hiện khoản chi lớn khi đang bị phụ thuộc mua quá nhiều thứ công cụ, giáo cụ, đồ chơi để dạy con như một cô giáo mầm non. Với tham vọng con phải được hưởng mọi thứ như những đứa trẻ khác. Vậy nên chỉ biết chia sẻ với em ấy rằng. Không nên tạo thêm gánh nặng bởi sự thiếu đi lí trí đời thường:
- Muốn con rót được nước thì không cần cái bộ để học mà lấy ấm, lấy cốc thật ra mà dạy.
- Muốn con rửa được bát thì tập rửa kể cả 2 tuổi vừa chơi vừa xem vừa làm.
- Muốn con đóng được cái đinh thì lấy búa thật, đinh thật mà dạy.
- Muốn con tháo lắp lấy những cái gì hỏng mà dạy con tháo lắp.
- Muốn con dọn được cái cốc vỡ cứ thử vô tình cho vỡ 1 cái rồi dạy con cách cầm không vỡ, nếu chẳng may vỡ thì dọn…
- Cho con phụ thuộc vào các thứ sẵn có thì em ngồi dạy con tự làm mọi thứ bằng bìa, giấy, chai lọ đi …, nó sáng tạo hơn nhiều so với sẵn có. Rất nhiều thứ lấy từ đời thường mà dạy con sao phải phụ thuộc rồi hoang mang lo lắng mình không có, mình không theo được như người ta hướng dẫn…
(Nói một hồi cho em ấy xong và kết quả là em ấy khóc nức nở còn Phạm Hiền thì giật mình tự nghĩ “Hay mình không hiểu biết về các phương pháp bây giờ nhỉ. Chắc cổ và già rồi cộng thêm bệnh ngớ ngẩn nữa thì phải)
Trả lời