• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Blog / Nuôi con toàn diện / Bố mẹ đừng mãi thoái thác vì không vượt khó trong dạy con

Bố mẹ đừng mãi thoái thác vì không vượt khó trong dạy con

07/07/2020 25/08/2020 Admin 0 Comment

Bố mẹ đừng mãi thoái thác vì không vượt khó trong dạy con

Bố mẹ hiện đại đang mất đi sự kiên trì để dạy con. Có rất nhiều các lý do để dựa vào đó:

 

1. Lúc tức lên rồi thì sao mà kiềm chế được…

Đây là các câu nói thường gặp của các ông bố, bà mẹ thường xuyên nóng tính, bốc đồng tức giận lên con. Mặc dù biết là không nên nhưng khó mà không thể quát mắng….

Hãy hiểu đơn giản rằng lúc làm thì con cũng đâu biết là bản thân sẽ mắc lỗi mà tránh chứ, chẳng có đứa trẻ nào thích bị cha mẹ chửi mắng. Nó sai vì rõ ràng nó không hiểu làm đúng là như thế nào. Vì vậy, bản thân mình không kiểm soát được cơn tức giận của mình để dạy con thì đừng bắt con phải đúng nhé.

2. Công việc bận quá nên thực sự không có thời gian dành cho con

công việc bận quá không có thời gian dành cho con cái

Xem thêm: Những điều con gái cần biết khi còn là học sinh

Đây là suy nghĩ của các ông bố bà mẹ trăm công nghìn việc. Mặc dù có thể có rất nhiều cách dành cho con nhưng luôn chỉ nghĩ đến đổ lỗi cho yếu tố thời gian….

Vậy thời gian bố đi uống bia, bạn bè… hoặc mẹ đi spa, shoping… thì sao nhỉ… thậm chí là thời gian chơi game và lướt face nữa…

Sự thật thì không bao giờ không thể có vài chục phút cho con nếu bản thân biết xắp xếp khoa học hoặc hy sinh thú vui hoặc có tâm thế dạy con mỗi ngày chỉ một điều rất nhỏ. Cứ từng ngày thì con sẽ có đủ đầy mọi thứ cần như con kiến từng ngày cần mẫn tha mồi lâu ngày sẽ đầy tổ.

3. Đi làm về mệt mỏi, con cái thì cứ lèo nhèo…. thậm chí, chí chóe đánh nhau… nên gí cho chúng nó cái điện thoại cho yên thân… mặc dù biết nó hại con đến khôn lường.

Đi làm về mệt mỏi, con cái thì cứ lèo nhèo

Cha mẹ cũng không cưỡng lại việc muốn bình yên và vô tình đã tạo nên cho con thói quen tự do đòi hỏi, nghiện game… Biết nó có hại nhưng bản thân không tìm tòi để có kiến thức, phương pháp lấp đầy thời gian dạy con, chơi cùng con. Sau đó con thui chột và chệch hướng đi lại mất tiền mà chạy khắp nơi nhưng cũng không thể giúp con tốt hơn.

4. Liệu có thực hiện được không, nói thì dễ nhưng làm thì khó lắm… hoặc đấy chỉ là lý thuyết thôi làm sao mà làm được.

Đây là câu nói tự huyễn hoặc sự lười biếng và thoái thác vượt khó trong dạy con. Sự thực thì chưa làm hoặc không kiên trì làm đến nơi với con được nên luôn tiên đoán kết quả không thể…Hoặc do có tâm thế phản kháng nhận thức nên tiêu cực mà tạo ra sự chê bai theo kiểu không đúng, theo kiểu còn lâu mới làm được mà không biết rằng bất kỳ kiến thức nào ban đầu phải áp dụng để sau đó mới tiếp tục nắn chỉnh theo biểu hiện của mình và con mình thì sẽ thành công.

5. Ôi giời nó chỉ thế là may mắn lắm rồi.

Đây là cách nói của các bố mẹ không tin vào con mình hoặc do con chậm chạp nên nghĩ con phải chấp nhận như thế thôi. Từ đó luôn thấy trong hiện tại mình và con đã may mắn để rồi dừng lại sự cần mẫn, kiên trì và tiếp tục hướng đi cho con tốt hơn nữa trong tương lai. Bởi mưa dầm thấm lâu, mọi vấn đề đứa trẻ luôn có thể làm được ở mức độ cho phép chúng có thể tự lập cho chính mình.

6. Mặc kệ lớn rồi nó khắc phải biết, cứ sai thì đánh con vài trận sẽ khắc sửa, không phải dạy.

Mặc kệ lớn rồi nó khắc phải biết, cứ sai thì đánh con vài trận sẽ khắc sửa, không phải dạy.

Các bố mẹ kiểu này thường không bao giờ làm bạn để dạy con mà bắt con phải tự biết mà làm, tự nhìn phải biết như con mình là thiên tài vậy. Họ chỉ biết mắng chửi chúng khi không đạt được con mắt nhìn hợp lý của minh. Nghiễm nhiên con không làm được là tại chúng mày dốt hoặc hư mà không phải bố mẹ chúng.

7. Làm gì có việc cho nó làm, ông bà và giúp việc làm hết rồi.

Bản thân phó thác mọi việc cho ông bà, giúp việc nên coi như con cũng vậy, nên chúng chẳng được dạy gì về trách nhiệm mà chỉ được dạy sự lười biếng, hưởng thụ. Mọi việc không ý thức được mình phải làm nên mỗi việc học, phục vụ cá nhân chúng thôi cũng phải mỏi mồm.

8. Tôi không biết dạy mới cho đến đây học nên thầy cô phải làm sao cho nó thay đổi chứ, tôi chẳng phải thay đổi gì cả.

Tôi không biết dạy mới cho đến đây học nên thầy cô phải làm sao cho nó thay đổi chứ, tôi chẳng phải thay đổi gì cả.

Bố mẹ kiểu này thường lười nên đòi hỏi. Không bao giờ quan tâm, tương tác để chí ít xem con học như thế nào, học được gì, cùng con tìm tòi thêm hoặc tạo động lực cho con. Chính vì vậy nên con đi học đủ mọi nơi nhưng thay đổi không nhiều, chuyển nơi học liên tục vì cho rằng không đạt mong muốn. Chỉ Khổ con như con chuột bạch mang đi thí nghiệm.

Khi bố mẹ luôn thoái thác vượt khó trong dạy con thì đứa trẻ sẽ luôn khổ sở. Bởi chúng loay từ chỗ không biết gì đến những trận quát mắng, thậm chí đánh đòn do chẳng biết làm sao cho đúng.

Xem thêm: Bố mẹ đừng mãi thoái thác vì không vượt khó trong dạy con

Bài viết liên quan

  • Dạy con không đòn roi
    Dạy con không đòn roi
  • con nuôi cha mẹ
    Lớn lên con có nuôi bố mẹ không?
  • những sai lầm khi dạy con
    20 cách dạy con ngược đời của cha mẹ
  • hãy bình tĩnh để dạy con từ gốc
    Dạy con sao cho đúng - Cha mẹ Việt đừng chỉ biết dạy con từ ngọn
  • sai lầm của cha mẹ kho lo lắng cho con
    8 sai lầm của cha mẹ khi lo lắng cho con - Vì con hay vì cha mẹ?

Category: Nuôi con toàn diện

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền