Con học lớp 8 và sự tổn thương gai góc vì nghĩ bố mẹ không yêu thương mình, cả thế giới quay lưng lại với mình, nhưng cũng bởi vì con đã bị cả quá trình dài phải gồng mình chịu đựng áp lực.
Cô bé: Bác ơi con muốn tự tử nên con không muốn gặp bác đâu. (sau đó là sự căng thẳng tột cùng vò đầu vò tóc, trợn mắt, đấm đầu mình của sự bất lực trong mất kiểm soát cao độ và tiếng khóc cứ thế nức nở như chưa bao giờ được khóc).
Phạm Hiền (ôm con thật chặt, vỗ lưng con theo tiếng khóc cũng thật mạnh, nói với con):
– Cứ khóc thật to, thật mạnh vào con ạ. Bác ôm con rồi nên không phải lo lắng (hai tay con bắt đầu ôm chặt bác, chặt đến mức bác cảm nhận được nội tâm bất lực trong gai góc của con, và sau đó con cũng đã giải toả một phần sự căng thẳng để bình tĩnh hơn 1 chút)
– Nào bây giờ bác và con sẽ làm bạn nhé, con có nhiều áp lực đúng không, bác sẽ lắng nghe con và bác tin con đã coi bác là bạn. Con sẽ chắc chắn thay đổi được tốt hơn bây giờ rất nhiều!
Cô bé (lại vò đầu căng thẳng không kiểm soát được): Con không muốn sống trên cuộc đời này nữa, không có ai yêu thương con, bố mẹ con, thầy cô của con, và bạn bè của con thì mất hết rồi, con không còn gì hết
Phạm Hiền bóp mạnh 2 tay con, lại cùng con phải luyện tập để cân bằng cảm xúc vì con không thể kiểm soát được và con tiếp tục lại khá hơn thêm một chút nữa khi bình tĩnh lại được.
Phạm Hiền: Bố mẹ mắng con hả? Con bình tĩnh nói chậm để bác nghe rõ hơn nhé, hôm nay bác hơi ốm một chút nên nghe cũng bị hơi kém đấy.
Cô bé (lại nức nở dồn cảm xúc lên cao trào): Bố mẹ không nghe con chỉ hỏi, hỏi, hỏi và hỏi mà không cần biết con muốn gì, cô giáo thì bảo con đi khám tâm lý như con bị thần kinh, bạn của con thì bị một đứa ghê gớm lớp con cướp mất nên con đánh con đó và bị nó nói là nó khinh con (lại khóc và la toáng vì con không còn gì để mất)
Phạm Hiền: Nào! con nhìn bác này, thật bình tĩnh nghe bác hỏi một câu nhé. Con có hay nói chuyện với bố mẹ không?
Cô bé: Con ghét bố mẹ con nên không thích nói, bố con thì bác biết rồi đấy, mẹ con thì vào hùa với bố con, làm lộ hết bí mật của con, con ghét mẹ con hơn cả bố con (con gào thét rất nhiều bác và con lại ôm nhau với cái ôm thật chặt để con tiếp tục được giải thoát thêm từng phần từng phần áp lực để rồi con thốt lên vẫn trong nức nở và ôm bác), “bác ơi con thấy hạnh phúc hơn rồi ạ!”
Thế đấy, hơn 1,5h với nhiều cung bậc quẫy đạp mâu thuẫn của cái tôi gai góc xù xì, tổn thương trong sự bất lực và sự gào thét đến hoang mang như cả thế giới đã sụp đổ, và rồi con đã vượt qua, con ngoắc tay đồng ý cho bác gọi bố mẹ vào.
Phạm Hiền cố tình trách bố mẹ con đã chưa hiểu con, chưa lắng nghe con, thậm chí không biết cách giúp các bế tắc của con khiến con bị áp lực và bố mẹ công nhận điều đó khiến con cởi mở hơn
Phạm Hiền: Nào bây giờ con nói với bác và bố mẹ xem con muốn ở bố điều gì?
Cô bé: Con muốn bố con đừng có hỏi, hỏi những câu con không thể trả lời, bố thừa biết mà hỏi nhiều, lúc nào cũng kiểu con có muốn thay đổi không, con phải thay đổi chứ…, con muốn nhưng con không thay đổi được nên mỗi lần con nghe mà phát điên lên (con lại nói trong căng thẳng, kích động không thể kiểm soát)
Phạm Hiền:
– Nào con bình tĩnh luyện tập lại cân bằng cảm xúc nào, con nói cách nói khác thật lịch sự lễ phép bác nghe xem nào, chắc chắn con làm được. (con đã nói lại lễ phép, nhẹ nhàng hơn)
Cứ thế hỏi con muốn gì từ mẹ, bố mẹ muốn gì từ con…., con vẫn thói quen kích động nói khiêu khích, trống không nhưng cũng rất nhanh để điều chỉnh cách nói lịch sự, nhẹ nhàng hơn khi bác nói con “hít vào thở ra và nói thật chậm, nhẹ nhàng, lich sự”.
– Con thấy khi mình nói nhẹ nhàng với bố mẹ thì có thấy thoải mái hơn khi con la toáng lên không?
Cô bé: Dạ con có ạ!
Phạm Hiền: Ok bây giờ con nói lịch sự như vậy nhé, chắc chắn con thấy cân bằng và thoải mái hơn rất nhiều. Bác tin con chắc chắn làm được.
Con và bố mẹ cùng đồng thuận mong muốn của nhau, sau mỗi cái đập tay với bố mẹ con thoải mái hơn rất nhiều. Và cuối cùng là vòng tay ôm thật chặt của con với bố mẹ, của bố mẹ với con đã lại khiến con khóc nức nở với câu nói thổn thức “con muốn bố mẹ luôn yêu thương con, con muốn bố mẹ yêu thương con”.
Con ôm mặt khóc nức nở khi rời vòng tay bố mẹ để ngồi xuống cạnh bác, nhưng đó là tiếng khóc hạnh phúc vì con đã nhận ra mình hiểu sai bố mẹ, con đã cảm nhận được bố mẹ đã và đang vẫn luôn yêu thương con hơn cả chính mình.
Phạm Hiền: Con đang khóc vì thấy hạnh phúc đúng không?
Cô bé thổn thức: Vâng ạ, con thấy hạnh phúc bác ơi, con cảm ơn bác, con biết ơn bác nhiều lắm ạ! (con cũng thốt lên được câu như người lớn)
Phạm Hiền:
– Con giỏi lắm, bác đã nói ngay từ phút đầu tiên gặp con là bác tin con sẽ làm được mà đúng không, bác đã nói đúng rồi nhé! Bác chỉ cho con khóc nốt hôm nay thôi, từ tối nay về không bao giờ được khóc nữa. Nếu có khóc thì chỉ là khi con hạnh phúc còn thấy đau, thấy tổn thương thì không khóc mà con phải chia sẻ với bố mẹ nhé! (con cười với khuôn mặt rạng rỡ nhưng vẫn nhòe nước mắt bởi đã hiểu ra con được yêu thương, con hạnh phúc)
– Bác tin con đã thực sự làm mới mình!
Con đã là đứa trẻ nhút nhát, loay hoay không biết bản thân phải chơi với các bạn như thế nào từ khi vào lớp 1. Con áp lực vì luôn thấy mình bị cô lập, không bạn nào chơi với con cả mấy năm tiểu học. Lên cấp 2 chơi được với một bạn thì lại bị bạn khác ghê gớm hơn bày đàn lôi kéo bạn của con và các bạn khác để tẩy chay con. Hỏi con tại sao con bị như vậy, con nói rằng con không biết “chỉ biết các bạn bảo con điệu đà quá nên không thích con thôi, mà con cũng điệu thật bác ạ”
Trả lời