• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Blog / Nuôi con toàn diện / Ứng xử công bằng với con – Hãy coi con như khách quý

Ứng xử công bằng với con – Hãy coi con như khách quý

23/03/2020 24/03/2020 Admin 0 Comment

Ứng xử công bằng với con đã bao giờ cha mẹ để ý đến? Việc đòi hỏi công bằng là một bản năng không thể thiếu của con người. Những ông bố bà mẹ không thể giải quyết được bất hòa giữa con cái với nhau, thâm chí còn tạo ra những tích cách xấu nếu thiếu đi sự công minh. Nguyên nhân mâu thuẫn có thể bắt nguồn từ cách bố mẹ đối xử thiếu công bằng với con cái hoặc do bố mẹ chưa thật khéo léo để có thể ứng xử công bằng với con mình.

ứng xử công bằng với con

Câu nói của một cậu bé 9 tuổi gọi đến khiến Phạm Hiền khá trăn trở.

Bác ơi, sao bạn của bố đến nhà chơi thì bố tắt ti vi để đón chú ấy vậy, mà khi con đưa bạn con đến chơi, cần hỏi bố làm bộ đội oai như thế nào thì bố bảo đang bận xem ti vi nên không nói chuyện được. Con thật xấu hổ với bạn con vì con trót khoe bố con là bộ đội rất giỏi. Tại sao bố con chỉ lịch sự với bạn của bố mà không lịch sự với bạn của con được hả bác?

Hiện nay cha mẹ chúng ta đang có 2 cách thể hiện rất khác biệt và không công bằng giữa con và khách của mình:

Tình huống 1: Với khách của bố mẹ

Khách đến nhà chơi: Mẹ đang dở tay nấu bếp vội rửa tay, gác mọi công việc đon đon đả đả mời khách vào ngồi, rót nước, hỏi han, cười nói vui vẻ. Mẹ gọi bố đang xem ti vi trong phòng ngủ ra cùng đón tiếp, nói chuyện với khách. Bố mẹ vui mừng hớn hở, ân cần tiếp khách, dường như lúc này bố mẹ không bị bận gì cả. Thật rảnh rỗi.

Tình huống 2 : Với con

Con đi học về vui mừng kể chuyện với mẹ: “Mẹ ơi hôm nay ở lớp con nhé…”. Mẹ vẫn nấu cơm không nhìn ra và nói: “Có chuyện gì con, mẹ đang bận để lúc khác kể nhé!” hoặc mẹ có thể nghe nhưng ợm ờ, ợm ờ. Con cái có khi không kể nữa.

Con vào phòng bố, bố đang xem ti vi. Con: “Bố ơi…”, bố trả lời: “Gì thế? Nói bé thôi bố đang xem ti vi”. Con: “Nhưng con có chuyện muốn kể”. Bố vẫn đang ngồi xem ti vi và nói: “Có việc gì con cứ nói đi, bố đang nghe đây”. Con có thể vẫn kể nhưng chưa chắc bố đã nghe thấy gì hoặc ợm ờ, ợm ờ cho qua hoặc có thể chúng không có cảm hứng để kể nữa vì bố đâu có nhìn mình thì kể làm gì.

Đây là thực trạng thường xảy ra ở các gia đình. Bố mẹ cứ nghĩ rằng con cái thì thế nào chẳng được, không nghe lúc này nó nói, thì lúc khác nhớ ra thì hỏi  nó có sao đâu. Tuy nhiên, đây chính là vấn đề tại sao bố mẹ ít nghe được chia sẻ của con cái khi chúng bắt đầu lớn dần lên.

Tại sao chúng ta không thể gác lại mọi việc để lắng nghe con khi chúng muốn nói nhỉ? Tại sao có thể lịch sự với khách mà không thể lịch sự với con cái của mình như thế? Vì người nói thì phải có người nghe một cách chân thành mới có cảm hứng mà nói chứ???

Dạy con là công việc khó khăn nhất, và khi mỗi việc chúng ta làm chạm đến trái tim yêu thương của các con thì “đá cũng tan chảy, dao sắc phải mòn”. Chúc các bạn thành công trong việc dạy con – của để dành của mình nhé!

Category: Nuôi con toàn diện Tags: Những sai lầm khi cha mẹ dạy con

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền