• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Blog / Cuộc sống thường ngày / Tại sao sống là bề khổ

Tại sao sống là bề khổ

09/07/2020 13/07/2020 Admin 0 Comment

Tại sao sống là bề khổ? chúng ta đang ngày càng lún sâu vào sự gây ra bế tắc vô hình cho chính bản thân và người khác mà không nhận ra:

tại sao sống là bề khổ

=> Sống không có lí trí

Đa nghi quá vì bản thân nghe nhưng không có cảm xúc thực để phân biệt được thật, giả sau đó cứ hồn nhiên một cách tự do dán nhãn cho người khác là đa cấp, lừa đảo mà không cần biết hình như bản thân mình mới là như vậy bởi sự dựng chuyện và lừa mọi người bằng sự nhận xét nông nổi bốc đồng để thỏa sự ấm ức, tức giận, ăn thua, đổ lỗi…

Sính hoành tráng, sính ngoại, sính được vuốt ve, sính nghe nói hay, nói tốt, và phải gắn với mác tây, nước ngoài có như vậy sẽ thấy thuyết phục hơn kể cả sẵn sàng bỏ tiền ra rất nhiều nhưng không hề thấy tiếc sau đó thì thấy không thỏa mãn vì nó không hoành tráng như nghĩ

A dua theo cảm xúc và sự đòi hỏi quá đà mà không cần quan tâm đúng hay sai, nên không nên thậm chí bắt người khác phải công nhận mình được quyền yêu cầu…

Phòng thủ quá đà hoặc huyễn hoặc nhau trong cả gia đình, bạn bè…

Luôn cho rằng bản thân đúng, hiểu biết tuốt mà không biết gốc rễ vấn đề ở đâu nên dễ bốc đồng cố thủ với mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống

Kêu ca, Nói dối, ngụy biện, đổ lỗi, lấp liếm, dìm hàng, ăn thua, đố kỵ theo kiểu bày đàn với cả người quen, không quen

Ăn theo nói leo, nói sợ mất lòng, lúc cần nói hay cần làm để giúp ai thì né tránh một cách đầy khôn khéo, xong rồi ra mặt và nói kiểu quan tâm, vuốt ve, vô cùng nghĩ cho nhau

Luôn tỏ ra bản thân khôn ngoan, đàng hoàng, bí hiểm hoặc phóng khoáng và nghĩ rằng người khác lắm chuyện hoặc thế này thế kia hoặc quyền thế, hoặc mối quan hệ rộng, hoặc hiểu pháp luật và bất kỳ vấn đề gì phải giải quyết mà không theo sự đòi hỏi là dương oai dọa nạt mối quan hệ này nọ hoặc kiện cáo

Gồng mình thể hiện sự tự tin, giàu có, nhiều mối quan hệ, giỏi, tốt và luôn đặt vị trí của bản thân cao hơn người với cách khoe sự coi thường người khác, khoe tiền, khoe của, khoe vị trí

Cách ứng xử, thái độ, hành vi với gia đình, bạn bè những người xung quanh ngày càng trở nên hời hợt, ích kỷ, không thật chỉ quan tâm đến lợi ích thể hiện bản thân mình đầu tiên và coi nó là cốt lõi trong mọi mối quan hệ.

=> Sống cố chấp

sống cố chấp

Khi người khác nói thật về nhược điểm của bạn có thể bạn đồng ý nếu bạn cảm ơn họ và thấy vui thì tốt quá rồi. Nhưng nếu bạn ngoài miệng thì cảm ơn nhưng bên trong thì tích lũy ấm ức ngấm ngầm bạn sẽ bắt đầu luôn ác cảm với từng lời nói của họ, luôn đố kỵ với những gì họ được khen và bạn luôn tìm cách để trả đũa suy nghĩ hay lời nói của họ bằng cách nói nước đôi mượn câu nói của người khác để nói lại.

Bạn nghĩ rằng họ sẽ không biết bạn đang nghĩ về họ như thế nào. Tuy nhiên, họ biết và họ đang cười tủm tỉm bên trong vì thấy bạn thật tủn mủn hoặc trẻ con hoặc như diễn hề

Khi con mắc lỗi bạn thường quyết liệt trong cảm xúc tức giận, tranh cãi để chứng minh con đã sai và bạn đúng. Sau đó bạn thì cảm thấy bốc hỏa vì sự láo toét của con. Con thì cảm thấy bốc hỏa để lấp liếm biện hộ

Tuy nhiên giá như cứ lờ đi một chút và trấn an con một chút. sau đó quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận của con mà cùng con phân tích tìm ra vấn đề cần khắc phục hay thay đổi có lẽ bớt áp lực hơn trong mối quan hệ với con và con cũng không phải vượt rào để trở thành một đứa trẻ không hiểu biết hoặc hư.

Bạn thường nói rằng ” đó là cảm xúc và suy nghĩ hay nguyên tắc của tôi” và bạn không cần quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc hay nguyên tắc của người khác. Rồi bạn thấy bất công vì không ai hiểu bạn và không ai giải quyết theo cảm xúc, suy nghĩ của bạn.

Bạn cố chứng minh mình đã hành động đúng theo cảm xúc và suy nghĩ cá nhân tiêu cực bầy đàn của bạn. Từ đó bạn vô tình đã biến bản thân thành kẻ mà người khác không muốn dây dưa. họ có thể giải quyết vấn đề theo ý bạn vì đơn giản bạn không xứng đáng để họ phải kéo dài mối quan hệ….

Thực sự thì ít người CỐ TÌNH gây ra điều gì đó mà chỉ có người VÔ TÌNH quá cố chấp, hồ đồ, hấp tấp, vội vã, ích kỷ, sỹ diện và không thẳng thắn nhìn vào vấn đề luôn trốn tránh luôn kêu ka phàn nàn, biện hộ, đổ lỗi cố tình không chịu hiểu khi cần giải quyết một vấn đề nào đó

=> Sống thiếu hợp tác thật lòng

sống thiếu hợp tác thật lòng

Xem thêm: Sống nỗ lực

Cứ hoạt động thành nhóm, thành tập thể là sinh nhiều chuyện và tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Khi lên ý tưởng thì rất nhiệt tình nhưng khi làm thì dễ nản, dễ buông xuôi và đến khi không được như ý muốn thì né tránh do ngại hoặc cho đỡ ngại.

Bất kỳ vấn đề nào xảy đến cần giải quyết sẽ luôn đặt quyền lợi và cái tôi của bản thân lên cao ngút mà không quan tâm gốc rễ thực là ở đâu để giải quyết một cách thấu đáo hoặc trên sự đồng cảm.

=> Sống không theo quy luật tự nhiên

Hãy nhớ rằng Thế gian giống như 1 tấm gương. Nếu bạn mắng nhiếc hay chửi rủa nó nó sẽ mắng nhiếc chửi rủa bạn. Nếu bạn mỉm cười với nó nó sẽ mỉm cười lại với bạn.

Muốn được người khác quý mình THÌ mình phải trân quý người

Muốn được người khác lắng nghe THÌ bản thân mình phải biết lắng nghe người khác…

Muốn công việc tốt có nhiều tiền, thăng tiến…. THÌ phải bỏ ra tiền, trí tuệ, mồ hôi….

Muốn được công nhận THÌ phải nhận khó, nhận khổ… đi lên…

Muốn có cảm giác sung sướng THÌ phải biết cảm giác khổ để biết sung sướng ở mức độ nào mỗi thứ muốn tốt nhất sẽ luôn luôn phải bỏ ra rất nhiều sự nỗ lực và tư duy tích cực

Hạnh phúc là khi bạn có niềm tin tuyệt đối vào những việc tốt mình đã làm cho tất cả mọi người.  Dù họ là bất kỳ ai, họ không cần trả lại cho bạn hoặc có thể trả lại cho bạn bằng bất kỳ điều gì mà bạn không mong muốn! Có như thế nào thì bạn vẫn luôn cảm thấy không lăn tăn, không hối tiếc, tha thứ, hài lòng, luôn phấn đấu, luôn nỗ lực, biết sống bản lĩnh trong tất cả sự hỉ – nộ – ái – ố. Đó là hạnh phúc của bạn và do bạn tạo ra!

 

Bài viết liên quan

  • Cậu bé mù và bài học cuộc sống
  • hạnh phúc là sự tĩnh và lặng
    Sống!
  • sống yêu thương
    Sống để yêu thương
  • Sống nỗ lực
    Sống nỗ lực
  • tất cả chỉ là quy luật
    Chẳng phải khổ nếu nghĩ tất cả chỉ là quy luật

Category: Cuộc sống thường ngày

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền