Văn hoá sống phải được dạy từ điều nhỏ nhất. Nhân cách và đạo đức phải dạy từ nhận thức đúng với những điều cần cư xử đơn giản nhất. Có thể với Phạm Hiền sẽ là hơi kỹ tính, cổ hủ, nhưng liệu đó là điều nên làm không để khơi gợi lại những điều nhỏ trong văn hóa sống?
– Phạm Hiền: Cháu ơi cho cô xem cái này, cho cô xem…
Mỗi câu Phạm Hiền luôn xưng là cháu ơi và cô, nhưng đáp lại là “Chị ơi… chị à.”
– Phạm Hiền: Mấy đứa sinh năm nhiêu?
– Tụi trẻ: Dạ 96, 99, 2000!
– Phạm Hiền: Mấy đứa có nghe thấy cô xưng hô như thế nào không sao lại gọi bằng chị?
– Tụi trẻ: Dạ tại chị trẻ quá ạ!
– Phạm Hiền: Có biết các bạn đang kém cả tuổi con cô không mà gọi chị?
– Tụi trẻ: Dạ gọi chị cho trẻ ạ!
– Phạm Hiền: Mẹ mấy đứa sinh năm nhiêu?
– Tụi trẻ: Dạ 69, 78, 81 ạ!
– Phạm Hiền: Khi nghe người lớn xưng hô thế nào mình phải trả lời thế đó chứ sao lại vẫn chị. Mấy đứa không được dạy cách tiếp khách hàng à?
– Tụi trẻ: Dạ chúng em được dạy là khách hàng phải gọi bằng anh/chị thôi ạ, chị thông cảm!
Haizz! Một xã hội sính ngoại từ ngọn, dạy những đứa trẻ không biết lắng nghe, không nhận thức được nổi ai phải xưng hô như thế nào mà chỉ là cái máy bị dập vào sao thì làm vậy nên còn đâu để chủ động nhận thức và học hỏi lớn hơn.
Hãy nhớ văn hoá Việt Nam là có thứ bậc chứ không phải chỉ có chữ You như tiếng anh nên người làm chủ phải biết dạy cho cấp dưới chí ít là đạo đức ở văn hoá nhận thức trong cư xử giao tiếp. Nó là điều bắt buộc để nhân cách không lệch lạc và cho trẻ sự nhận thức đúng từ điều đơn giản.
Rõ ràng chúng ta đi đâu ăn gì, mua gì…, nếu bằng tuổi bố mẹ chúng thậm chí hơn rất nhiều mà chúng phục vụ bằng cách gọi anh/chị thì phục vụ thường rất à uôm. Nó xuất phát từ sự cá mè một lứa. Những người lớn đừng thích trẻ mà tạo ra một thế hệ không biết cách xưng hô cho đúng và sống không thể đúng. Thời trước kia ra đường mà xưng hô sai thường sẽ bị gọi bố mẹ và cho rằng “Con anh/ chị hư quá”.
Trả lời