Kỹ năng tạo lập mục tiêu cho bản thân
Mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì? Bạn sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt hay là một diễn giả nổi tiếng? Để thực hiện được những ước mơ đó bạn không thể ngồi chờ thành công đến tìm bạn mà bạn cần tạo ra cơ hội để thành công. Cơ hội đó chính là việc bạn đặt ra mục tiêu cho chính bản thân mình. Để tạo ra được mục tiêu bạn cần có những nguyên tắc cho mình.
1. Lập mục tiêu phải tạo ra động lực.
Khi đặt ra mục tiêu nào bạn nên quan tâm đến giá trị của mục tiêu khi hoàn thành. Với các mục tiêu có giá trị thì động lực để hoàn thành nó là rất lớn. Nếu bạn không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạn sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Do đó động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.
Hãy đặt ra những mục tiêu ưu tiên cần trước chứ đừng đặt ra mục tiêu quá xa với hoặc nhiều mục tiêu sẽ khiến bạn không đủ thời gian để thực hiện chúng hoặc đuối sức vì mục tiêu cần rất lâu mới hoàn thành.
2. Đặt mục tiêu SMART
Có thể bạn đã từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã áp dụng các quy tắc đó chưa? Có thể nói mục tiêu thiết lập theo quy tắc SMART sẽ tạo ra nhiều động lực cho người thiết lập hơn. Có nhiều cách diễn giải về từ SMART nhưng nhìn chung thì SMART đại diện cho: Cụ thể – Đo lường được – Khả thi – Thích hợp – Có khung thời gian
Cụ thể chính là mục tiêu bạn đặt ra phải có sự rõ ràng, cụ thể đến từng chi tiết, thời gian bạn bắt đầu, cách thức thực hiện và kết thúc khi nào. Có mục tiêu cụ thể bản thân bạn sẽ biết mình cần gì, biết mình cần bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc.
Đặt mục tiêu đo lường được: Mục tiêu bạn đặt ra phải đo lường được cụ thể khối lượng, thời gian… Nếu không có cách để đo lường thành công, bạn bỏ lỡ dịp được ăn mừng thời điểm thành công tới.
Đặt mục tiêu khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên đừng đề ra những mục tiêu quá đơn giản hoặc dễ dàng thực hiện với bản thân mình quá. Khi đó bạn sẽ chủ quan và đạt được mục tiêu dễ dàng quá sẽ không tạo ra cho bạn cảm giác hài lòng. Tốt nhất nên thiết lập một mục tiêu thực tế nhưng thử thách để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân.
Đặt mục tiêu tương thích: Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình. Còn nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.
Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu phải có thời gian để bạn biết mình cần thực hiện cách nào nhanh nhất, thời gian bạn chờ đợi kết quả là khi nào. Nếu không có thời gian cụ thể sẽ khiến bạn nhanh nản lòng.
3. Ghi mục tiêu ra giấy
Ghi mục tiêu ra giấy khiến bạn nhớ hơn bởi đôi khi bạn cũng dễ quên và xao nhãng mục tiêu của mình lắm đấy.
4. Viết mục tiêu bằng giọng văn tích cực.
Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh sách đó.
5. Lập kế hoạch hành động
Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Đọc bài viết của chúng tôi về kế hoạch hành động để biết thêm về cách làm này.
6. Bám sát mục tiêu!
Hãy ghi nhớ bạn cần bám sát mục tiêu bởi có như vậy bạn mới biết được trong quá trình thực hiện mình cần những gì để đạt được mục tiêu đó. Nếu không theo sát mục tiêu thì bạn khó mà hoàn thành được hoặc nếu có hoàn thành kết quả cũng không được cao.
Xem thêm: Một chút suy ngẫm cho cuộc sống
Trả lời