Hướng dẫn cha mẹ nuôi dạy con cái toàn diện (Phần 3+4)
Phần 3: Trẻ từ 6 tuổi trở xuống đã phải có thói quen phát triển tư duy ý thức.
1.Thay bằng thấy con còn nhỏ sẵn sàng thay quần áo cho con tại chỗ đông người hoặc không phải phòng riêng có thể thay đồ
Hãy giữ ý cho con , nói chuyện với con nguyên tắc này để con có tiềm thức từ khi biết nhận thức (2 tuổi trở lên).
2. Thay bằng luôn nói con nhỏ nên được ăn nhiều hơn hoặc ưu tiên món ngon hơn
Hãy chia công bằng, ăn như nhau và nói với con đó là nguyên tắc chia sẻ công bằng và ăn uống cần có văn hóa.
3. Thay bằng ngồi cùng bàn ăn nhưng con còn nhỏ nên được ăn trước
Hãy dạy con chờ đợi và ăn cùng khi đủ người và nói với con đây là nguyên tắc tôn trọng, kính trọng cùng nhau trên bàn ăn.
4. Thay bằng người khác cho và cha mẹ cho con nhận ngay hoặc từ chối hộ con
Hãy hỏi ý kiến của con và để con thuyết phục tại sao nhận hoặc không nhận…. và để con làm theo ý mình sau đó nếu có thể không hài lòng thì hãy nói với con về nguyên tắc nhận và sẽ đáp lại thế nào.
5. Thay bằng để con la hét, nghịch ngợm trong nhà một cách tự do thành thói quen sau đó ra ngoài bắt con im lặng, ngồi một chỗ
Hãy dạy con nguyên tắc lịch sự với người trong nhà ngay khi trẻ 1 tuổi.
6. Thay bằng con khóc hay ăn vạ đòi hỏi là đáp ứng
Hãy để con tự dừng với nguyên tắc không bao giờ con có.
7. Thay bằng con làm chậm là làm hộ hoặc thúc giục
Hãy để con tự chịu hậu quả và dạy con nguyên tắc mất thời gian do hoàn thành chậm sẽ mất thời gian của việc chơi.
8. Thay bằng thúc giục, nghĩ hộ để con hoàn thành nhiệm vụ cô giao
Hãy để con không hoàn thành, làm sai… do lỗi tự của con để con biết được thực về trách nhiệm và năng lực học của mình.
9. Thay bằng sợ con bị phê bình, sợ con bị chê
Hãy để con tự nhiên nhận lấy để dạy con sự xấu hổ sẽ như thế nào….
10. Thay bằng cha mẹ chỉ biết tặng, cho con
Hãy giúp con nhớ ngày có ý nghĩa của mọi người và dạy con nói lời chúc mừng hoặc cùng con làm 1 món quà nho nhỏ sẽ giúp con trân trọng hơn khi cho và nhận.
Phần 4: Trẻ từ 6 tuổi trở xuống đã có thể tự hình thành tính xấu gì?
1. Tư duy đòi hỏi
Trẻ có thể quan sát thái độ của người lớn và tự biết nên mè nheo ai, xin ai hoặc nếu khóc, ăn vạ 1 lần mà được thì những lần sau tiếp tục cao trào với mục tiêu xác định là cho đến khi đạt được——–> Không để con đạt được thứ gì bằng bất kỳ hành động hay ý thức tiêu cực nào…
2. Lì và bướng
Không nghe lời và thậm chí mặc kệ ai nói gì thì nói, việc mình mình cứ làm, nếu chạm vào sự không mong muốn là sẵn sàng bùng nổ sự tức giận——-> Không dùng các từ ngữ ra lệnh hay bắt ép mà hãy đặt các câu hỏi như một cuộc thi giải đáp….
3. Lười và ỷ lại
Không có ý thức công việc của bản thân mà luôn muốn người lớn phải làm hộ, nếu không ai giúp thì mặc kệ không làm——> Không làm hộ kể cả trẻ có thể nhờ hay làm chậm, không làm được… nếu con thực sự có thể.
4. Tảng lờ và giả vờ
Khi đã làm theo ý mình và chơi thì mặc dù nghe thấy gọi hoặc yêu cầu cũng coi như không quan tâm mặc dù nghe rất rõ———> Không đứng từ xa mà gọi hay yêu cầu mà hãy lại gần con và thu hút sự chú ý của trẻ rồi hãy nói.
5. Chống đối và bất cần
Sẵn sàng làm ngược, hoặc câm lặng hoặc gào thét…. nếu không thích hoặc bị mắng ——–> Đừng không có nguyên tắc rõ ràng hoặc dọa nhưng không đánh hoặc hay quát mắng và đánh con, hoặc hay thỏa hiệp điều kiện của con.
6. Ích kỷ và so sánh
Không thích bạn nào ăn mặc đẹp hơn, được quý hơn, được cho nhiều hơn ——–> Không khen ngợi con quá nhiều hoặc luôn cho con được ưu tiên hoặc được đáp ứng.
7. Biện hộ và đổ lỗi
Các việc làm sai sẽ hầu như không nhận mà đổ lỗi cho người khác hoặc vấn đề khác ———> Không mắng, đánh hoặc hỏi tại sao lại như thế với con mà mỗi lỗi của con câu đầu tiên là ” nào chúng ta cùng tìm nguyên nhân và nghĩ cách để lần sau làm thế nào tốt hơn.
P/s: Những tính cách này luôn manh nha hình thành trong 6 năm đầu đời và phát triển mạnh trong các độ tuổi tiếp theo để thành thói quen…..
Trả lời