Thấu hiểu ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện là Quan tâm tới người khác – Dám làm vì người khác – Chia sẻ với người khác. Phạm Hiền lấy chữ TRÍ ( Trí thủy – Nhân sơn) làm tôn chỉ, sứ mệnh sống và làm việc. Điều này đã giúp bản thân luôn có được nguồn năng lượng thăng hoa để mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến cho mình, cho người!
Với Phạm Hiền không có bất kỳ vấn đề gì có thể kéo mình xuống hay khiến mình phải khác đi những gì cao đẹp mà bản thân luôn rèn luyện từng ngày để vươn tới. “Sau mỗi đáng tiếc con người luôn trí tuệ hơn” là đường lối, là đích đến để Phạm Hiền làm kim chỉ nam cho sự nhận diện, giải quyết mọi vấn đề trên hành trình mà đường đời gặp phải!
TÂM AN – TRÍ PHÁT – DŨNG TIẾN là khi tâm ta an thì trí tuệ ta sẽ phát triển để ta không ngại dũng mãnh tiến lên với quyết định sáng suốt đã hanh thông. Đây là đích đến không ngơi nghỉ của Phạm Hiền để góp một phần nhỏ mang đến cho cộng đồng nhiều hơn những giá trị đích thực!
Tâm hãy an
- Đừng lo lắng muộn phiền vì càng lo lắng càng bế tắc và càng vui vẻ càng sáng tạo, càng thấy cuộc đời tội gì phải khổ thế!
- Đừng trách người, trách đời, trách phận vì đời của mình, phận của mình, quyền của mình …do mình quyết định và nếu oán trách sẽ vô tình đẩy trách nhiệm cho hư không và cái nguyên nhân thực do mình thì không biết để khắc phục, để thay đổi!
- Đừng sống vội mà hãy lắng xuống để sống chậm, sống thật vui, thật hạnh phúc, trân trọng thật nhiều những gì đã có, đang có và cả sự kỳ vọng sẽ có, bởi “Ông trời không cho ai tất cả và cũng sẽ không bao giờ lấy của ai tất cả” nên nhiệm vụ của chúng ta là hãy bình tĩnh để tìm ra nó và có nó!
- Đừng ngừng yêu thương mà hãy cười thật nhiều, yêu thương thật nhiều, tha thứ thật nhiều, chia sẻ nhiều hơn, biết ơn nhiều hơn, xin lỗi nhiều hơn và giúp đỡ nhiều hơn ….khi nhận được niềm vui, sự hạnh phúc, sự hài lòng, quả ngon, quả ngọt…., hay kể cả sự dối trá, lừa lọc, quả ôi, quả thiu…. Vì bất kỳ là gì đều cho chúng ta một bài học để hoàn thiện và phát triển chính mình tốt nhất!
- Đừng ôm đồm mà hãy sàng lọc và định vị lại chính bản thân mình muốn gì, cần gì, có gì, thiếu gì, làm gì….theo từng giai đoạn… và đừng ôm quá nhiều thứ vào mình. Hãy quăng đi mọi thứ, mọi mối quan hệ, mọi vấn đề…xung quanh cuộc sống, xung quanh công việc, ….nếu thấy nó khiến bản thân mình thường mệt mỏi, thất vọng, chán chường, lo lắng, đau lòng…Vì càng giữ nó càng căng thẳng cho cái đầu của mình và thậm chí bản thân vô tình trở nên tồi tệ hơn nữa!
- Đừng buông bỏ mà hãy điều chỉnh cuộc sống theo một trật tự hợp lý/ cân bằng hơn: Một phần cho bản thân, một phần cho vợ/ chồng, một phần cho cha mẹ và anh chị em, một phần cho con cái, một phần cho công việc, một phần cho bạn bè…Vì thành công sẽ không thể mỉm cười nếu nhiều tiền, nhiều của nhưng thiếu đi chữ “Hạnh phúc” trong cuộc sống!
- Đừng lãng phí mà hãy điều chỉnh lại chi tiêu tài chính hợp lý hơn để không bị áp lực kinh tế: Một phần cho việc chi tiêu phục vụ cuộc sống tối thiểu, một phần đầu tư học hành cho con, một phần tiết kiệm, một phần phòng ốm đau, một phần giúp đỡ cha mẹ già, một phần cho các mối quan hệ…, có ít chia ít và có nhiều chia nhiều…, một đồng thôi nếu có cũng cho ta động lực đã có và quyết tâm có nhiều hơn!
- Đừng quá bí hiểm mà hãy luôn thẳng thắn bày tỏ quan điểm, sự khúc mắc…dù nhỏ nhất và nói không với tức giận, ấm ức, kêu ca, phàn nàn đổ lỗi, biện hộ…., đừng vội vàng chửi hay phán xét người khác….vì tất cả luôn có nguyên nhân gốc rễ và nếu đồng cảm ta sẽ có một tinh thần luôn tràn đầy năng lượng, sự thoải mái, sự vô tư không vướng bận thất vọng, đau lòng…!
- Đừng so sánh, đố kỵ, ganh đua mà quá tham vọng bởi “Người tính không bằng trời tính”, cứ nhìn người khác phát triển để thấy vui, thấy thêm động lực thay đổi bản thân mình tốt nhất; cứ sống theo lý trí tích cực của bản thân…., bởi có những thứ họ không có mà mình có hoặc ngược lại…vốn đời ông trời luôn cho như vậy… khó cưỡng trước mọi thứ nhưng hãy trên sự nỗ lực tích cực hết mình của mình làm ra và cân bằng….!
- Đừng lãng phí bản thân giữ gìn sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu….làm việc chăm chỉ, quyết liệt nhưng phải biết nghỉ ngơi khi cần, biết cách hưởng thụ hợp lý tích cực, bởi vì cuộc sống không là bao nhiêu, đừng để lúc muốn nhưng lại không thể
Trí tuệ sẽ phát triển
- Hãy nắm bắt cơ hội thật nhanh nhưng phải tinh tường. Cơ hội chỉ có một nhưng không có nghĩa là mọi thứ đến sẽ luôn là cơ hội. Cần tỉnh táo và phân tích kỹ lưỡng cái được, cái mất, cần nắm bắt nó như thế nào, khi nào sẽ tốt nhất hoặc điều chỉnh nó như thế nào khi nắm bắt sẽ tốt hơn….,!
- Hãy kết nối trí tuệ khi lắng nghe thật nhiều để thu nạp sự hiểu biết thật nhiều. Một người nghĩ không bằng nhiều người nghĩ, một người tính không bằng nhiều người tính và luôn biết tận dụng nhiều cái đầu xung quanh… lắng nghe mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng……kể cả quen, không quen, vãng lai… nó luôn là khởi nguồn cho những sáng tạo, sáng kiến, ý tưởng …., tốt nhất của bản thân!
- Hãy nhìn thật xa, trông thật rộng nhưng phải có trật tự. Nhìn gần rồi hãy nhìn xa, nhìn trên thì phải nhìn dưới, nhìn trái thì phải nhìn phải, nhìn nông phải nghĩ đến sâu…., bởi vì không có gì là dễ dàng và bất kỳ thứ gì đến hay đi luôn phải trả một cái giá nào đó theo sự thuận mua vừa bán hoặc có thể đắt rẻ rõ ràng hoặc được và mất…, nếu cẩn trọng sẽ có sự bền vững hơn vì mọi điều dễ dàng có thể sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ nếu không biết trân trọng sự sàng lọc!
Dũng mãnh để tiến lên
- Không sợ hãi mà hãy biết rằng không có bất kỳ điều gì, vấn đề gì xảy ra mà không có hướng giải quyết. Cương và nhu, được và thua, dứt điểm hay tạm thời…, chỉ cần phân tích thật sâu, bản lĩnh để lựa chọn một trong đó thì mọi vấn đề sẽ luôn được giải quyết nhanh nhất, chính xác nhất trên sự hợp lý nhất!
- Không chờ đợi vì lấy tiền của thiên hạ là khó nhất và phải đánh đổi bằng việc đổ mồ hôi, nước mắt, bệnh tật. Vì vậy đừng chỉ ngồi chơi hoặc đợi để mong muốn có nhiều tiền… phải làm việc chăm chỉ, chuyên tâm, quyết liệt…bằng chính con tim và khối óc tích cực của bản thân!
- Không lùi bước mà phải biết rằng “Sau mỗi đáng tiếc con người luôn trí tuệ hơn”, mỗi thất bại là mỗi bài học lớn nếu luôn trân trọng và quyết liệt. Không từ bỏ mục tiêu khi chưa cố gắng hết sức bằng lí trí và trí tuệ!
Với nhiều năm tiếp cận với các cha mẹ, các con, các vấn đề cá nhân và xã hội của nhiều người Phạm Hiền càng thấu hiểu. Cuộc sống vốn dĩ là một hành trình không ngơi nghỉ của mỗi người. Có người thấy hạnh phúc, an yên nhưng nhiều người lại luôn cảm thấy áp lực, khó thở như không có lối thoát!
- Có người khi nhỏ thì thấy tù túng, chán nản vì thường xuyên bị cha mẹ áp đặt thậm chí đánh mắng, không lắng nghe và thấu hiểu mình, luôn kìm hãm chẳng cho mình làm những gì mà mình thích, cha mẹ như gọng kìm kiên cố siết chặt mình đến khó thở.
- Có người khi đi học và có bạn bè thì thấy khó chịu vì bạn bè luôn thế này hay thế kia, cũng chẳng hiểu mình thậm chí tại sao cứ hay chê bai nói xấu, tại sao họ cứ hơn mình.
- Có người khi học xong có được công việc là một hành trình dài vất vả thậm chí có việc làm thì lại tiếp tục hành trình than vãn vì không như mong muốn, bất mãn vì không được công nhận, mãi chẳng thể khá hơn cứ nhảy việc, cứ ở vị trí lẹt đẹt …, để rồi bất mãn đổ lỗi cho số phận không may.., mà không nhận ra lỗi của chính mình…
- Có người khi có ai đó để yêu thương thì thấy buồn, thấy hoang mang vì không biết họ có yêu mình thật lòng không, không biết mình đã lựa chọn đúng chưa thậm chí thấy ngộp thở vì giận dỗi, ghen tuông hoặc không được đáp ứng vuốt ve nuông chiều.
- Có người khi có một gia đình riêng mình thì lại tiếp tục sự khủng hoảng với hai mảnh ghép trái ngược nhau với nhiều răng cưa chệch khớp. Để rồi, lúc gào thét, lúc chán chường câm nín, lúc lại muốn chấp nhận để níu kéo, lúc lại muốn giãy ra để buông bỏ, lúc thấy hạnh phúc, lúc lại thấy bất hạnh… cứ thế không bình an trong cái vòng hôn nhân luẩn quẩn khổ sở.
- Có người khi cuộc sống hôn nhân không chỉ gia đình riêng của hai người mà biết bao mối quan hệ bố mẹ, anh chị em, họ hàng hai bên… cũng có thể là ngòi nổ tác động khiến cho sự khổ sở lại càng có cớ để đến tận cùng của sự khổ hơn.
- Có người khi con cái lớn dần lên với chỉ biết quậy, biết cãi, không nghe lời thậm chí biết chống đối, phản kháng, bất hợp tác cao độ, học hành lười biếng, sa đà học xấu… thì dường như cuộc sống lại tiếp tục ngột ngạt trong hố sâu của sự sợ hãi đến bất lực lo cho tương lai của con sau này.
- Có người khi con đến tuổi trưởng thành lại tiếp tục là hành trình của sự lo lắng cho sự nghiệp, cho gia đình con cái chúng. Chúng càng không thể nghe lời mình răm rắp, rời xa tầm tay kiểm soát của mình…, tình cảm ít đi, khác đi không thể như khi chúng còn nhỏ nên cảm thấy lạc lõng, cảm thấy mình như người thừa thậm chí muốn mặc kệ mà cũng chẳng xong nên lại lặp lại vòng luẩn quẩn lo lắng, hoang mang, bất lực…
Cuộc sống có những niềm vui nhưng cũng có rất nhiều góc khuất như vậy đấy, để rồi nếu ta cứ huyễn hoặc tạm thời mà không gỡ bỏ đi từng móc xích đó một cách dứt điểm bằng sự chuyển hóa nó sang dạng tích cực hơn thì chẳng khác gì ta đang tạo một chiếc hũ để đổ đầy sự khổ sở cứ mãi đầy lên.
Nuôi con là cả một hành trình để ta học làm cha mẹ
Đã nhiều năm với vai trò là chuyên gia tâm lý khi tiếp cận thực tế với quá nhiều các cha mẹ Phạm Hiền thấy rằng xã hội càng hiện đại, thông tin càng nhiều thì dường như các cha mẹ lại càng hoang mang bế tắc hơn trong hành trình nuôi dạy con cái. Tự do hay tự nhiên, bao bọc hay khắt khe, cho con thừa hay đủ hay thiếu… đôi khi cha mẹ cũng không thể nào cảm nhận được. Sao ngày càng có nhiều con bị áp lực với chính những điều đơn giản nhất xung quanh mình. Sao ngày càng có nhiều con bị âm ỉ tổn thương sâu về tâm lí từ khi còn rất nhỏ mà cha mẹ không thể nhận ra, để đến tuổi trưởng thành thì nói mới bộc lộ trong sự bĩ cực đến nặng nề. Và để rôi các cha mẹ càng loay hoay hơn thì càng luẩn quẩn hơn trong sự luôn muốn con mình tốt nhất với những điều cao siêu nhất là phải thông minh, phải thành thiên tài… mà bỏ quên đi những điều con cần ngay xung quanh con.
Với sự trăn trở đến gào thét thông qua các bài viết, thông qua các clip Phạm Hiền chỉ mong các cha mẹ thấu hiểu hơn để các con được phát triển đúng hướng:
- Muốn con thay đổi bất cứ điều gì, cha mẹ cần thay đổi trước trong từng lời nói, cách ứng xử, lối suy nghĩ, hành động… để con có cơ hội được nghĩ, hiểu, ứng dụng vào thực tế có chiều sâu. Cha mẹ có thể nhìn nhận lại thói quen, tâm lí, quan điểm… của chính mình khi dạy con cái để có sự khách quan trong thay đổi tư duy sống, tư duy dạy con, vì đó là cái gốc mà các con không thể thiếu, để có thể tự mình phát triển toàn diện nhất và tốt nhất!
- Tài sản của cha mẹ là những đứa con phát triển toàn diện, sổ tiết kiệm của một đời cha mẹ đó chính là con. Vì vậy, với xã hội đầy rẫy sự phức tạp không biết đâu là đúng là sai, đâu là thật là ảo thì các cha mẹ Việt ơi!. Hãy lắng xuống chậm lại để dành thời gian cho con để cha mẹ thấu hiểu con yêu có gì, thiếu gì, cần gì … Đó mới là điều tuyệt vời nhất cha mẹ giúp cho con để con phát triển toàn diện tốt nhất cho chính cuộc đời con!
- Cha mẹ đừng cứ mải mê cao siêu quá. Hãy suy nghĩ theo quy luật tự nhiên của cuộc sống thường ngày, hãy tỉ mỉ quan sát và cảm nhận từ con… để biết con cần gì nhất, để con có thể giải quyết được mọi vấn đề gặp phải với từng độ tuổi, để con ngày một hoàn thiện và lớn lên chủ động nhất… chứ không phải chỉ theo suy nghĩ, mong muốn chung chung nhưng cao vời của cha mẹ mà không phải của chính con!
- Tương lai để con trở thành thiên tài là một thử thách rất lớn và chưa thể nhìn thấy ngay, chưa thể chắc chắn… nhưng để trở thành một đứa con ngoan, biết yêu thương chia sẻ, có ý thức trách nhiệm, có khả năng kiên trì vượt khó, có khả năng độc lập và bản lĩnh, có sự tự tin và thích nghi mọi lúc mọi nơi… thì trong hiện tại cha mẹ và con luôn làm được nếu nỗ lực trong sự tỉ mỉ cùng nhau!.
- Khoan vội cứ mải miết muốn biến con mình phải thành bất kì ai, thành bất cứ thứ gì to tát… khi mà con vẫn đang phải loay hoay, phải hoang mang, thậm chí phải bế tắc… với những gì đơn giản nhất xung quanh mình!. Ngược lại, con có ra sao cũng đừng thất vọng vì không có đứa trẻ khiếm khuyết chỉ có đứa trẻ chưa đặt vào đúng vị trí để phát triển mà thôi!
- Con muốn thành công và hạnh phúc thì phải là đứa trẻ được nuôi dưỡng từ nhỏ trong sự hoàn thiện nhân phẩm sau đó sẽ là tài năng được ứng dụng. Vì vậy, đừng chỉ chú trọng vào một chút khả năng, một chút năng khiếu trong bề nổi của con mà quên đi các góc khuất bên trong nhận thức, tính cách, tâm lý của con từ đó hỏng đi sự phát triển nhân cách là nền móng cho con tự chủ để phát triển!
- Không phải cứ để con sống trong môi trường vô trùng là con đã an toàn. Bởi con phải được sống trong một xã hội thực tế có tốt, có xấu, có bất công… để con tự học biết cách chắt lọc hay thích nghi trong sự bản lĩnh và đúng nhất…của chính mình!. Môi trường sống thực tế vốn dĩ vẫn đang luôn là như vậy….và con thì không thể lựa chọn mà bố mẹ thì không thể ở bên để giúp con mọi lúc, mọi nơi… Bởi vậy nên con càng cần hơn sự tự mình biết cách giải quyết mọi vấn đề xung quanh con. Học sẽ có một phần và một phần con sẽ chắt lọc từ chính sự chia sẻ kinh nghiệm cùng với cha mẹ trong từng ngày. Nên thay bằng vô trùng con hãy bên con để có ý nghĩa trong từng giây.
Với phương châm thẳng thật không bao giờ huyễn hoặc cha mẹ mà luôn để mọi người một lần nghiêm túc nhận ra những góc khuất thực sự trong tính cách, trong phương pháp… mang đến những lỗ hổng lớn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Nên nếu có duyên gặp đừng bắt Phạm Hiền phải khéo và vuốt ve cha mẹ… Vì ai cũng là những người đã quá trưởng thành để hiểu rằng nếu đủ yêu thương con thì huyễn hoặc mình, huyễn hoặc con… không dám nhìn vào sự thật là kẻ thù cho sự phát triển toàn diện tốt nhất cho con!
Hôn nhân là hành trình trải nghiệm học để có được hạnh phúc
Còn nhớ vào dịp hè khi học tiểu học Phạm Hiền có đọc một bài về chủ đề ngoại tình trong quyển báo Hạnh phúc gia đình, thời mà vẫn là những trang giấy đen xì. Không hiểu sao bài báo đó đã chạm mạnh mẽ đến Phạm Hiền đến vậy vì ngay lúc đó nó lóe lên ước mơ sau này sẽ làm tư vấn về hạnh phúc gia đình (Chưa hiểu thế nào là hôn nhân gia đình). Tưởng đã quên nhưng sau này ước mơ đó đã là sự thực, và nó cũng là kim chỉ nam để trong cuộc sống hôn nhân của riêng mình cũng vốn không thể tránh bộn bề nhưng vẫn giữ vững được nó với sự tích cực vốn có. Câu chuyện này Phạm Hiền đã chia sẻ với rất nhiều người đã đến để tư vấn về hôn nhân để họ phần nào cũng thích nghi hơn với những điều không mong muốn. Tiếp cận nhiều tình huống, nhiều hoàn cảnh Phạm Hiền thấy rằng ngày nay, khi mà sự hưởng thụ lên ngôi thì sự tự lập, độc lập cho sự tham vọng đủ mọi thứ phải luôn mới mẻ, phải luôn theo ý mình thì dường như hai chữ gia đình càng chông chênh hơn.
Trong hôn nhân, thường xuyên xung đột với đủ mọi lý do khiến cho tình cảm hôn nhân cũng dần nguội lạnh và suy nghĩ ở với nhau không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng đến nhau nên thà chia tay nhau để con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn. Nhưng chưa chắc đã phải như vậy vì rất nhiều các con thực sự đã bị tổn thương rất sâu sau khi cha mẹ li hôn. Và có một điều đáng tiếc rằng ít cha mẹ thực sự nhận ra vấn đề này hoặc nhận ra đì đã muộn :
- Khi người bố mất tích thực sự mà không biết rằng trên cõi đời này hình như mình cũng có một đứa con. Và đứa con ấy thực sự đã khiếm khuyết đi một nửa cảm xúc, một nửa trái tim cho một người cha thì sự loay hoay, đa nghi chẳng biết họ là ai, đang ở đâu, như thế nào. Nó giấu đi những nỗi buồn vô hình và cảm thấy bản thân như bị khiếm khuyết trong sự tự ti cũng vô hình.
- Khi bố và mẹ cứ gặp nhau là tranh giành, lôi kéo cho thỏa mãn cảm xúc “con là của tôi ….”. Và đứa con ấy đứng giữa ngã ba đường của sự giằng co, sự áp đặt phải nghe, phải hiểu đủ kiểu cho đủ cả cảm xúc lung tung của hai người, chẳng biết ai đúng, ai sai, cứ gật bên này, rồi lại gật bên kia như một con rối. Nó phải sống hai khuôn mặt cho hai thái cực cảm xúc thậm chí cho cả hai cuộc đời khác nhau của hai bố mẹ nó.
- Khi bố mẹ li hôn nhưng vẫn hận thù, vẫn trì triết, vẫn hiếu thắng với nhau. Và đứa con ấy cứ bị lăn qua lăn lại theo cảm hứng lúc này lúc nọ của bố mẹ. Nó phải sống trong sự nơm nớp “không biết mẹ có cho nó đi chơi với bố không hay ngược lại bố có cho gặp mẹ không?”.
- Khi bố mẹ mang danh bù đắp cho con cái sau li hôn. Và đứa con luôn được đáp ứng trước hoặc luôn được đáp ứng mọi thứ. Nó trở nên đòi hỏi và coi như đó là bổn phận của cha mẹ để chuộc lỗi vì khiến nó không được có đủ bố mẹ.
- Khi bố hoặc mẹ nó luôn bị ông bà, cô dì, chú bác một bên nào đó chê bai, phán xét, nói không thiện cảm về bố hoặc mẹ nó nhằm lôi kéo nó. Và đứa con ấy phải sống trong sự hoang mang vì thấy bố và mẹ chẳng ai tốt. Nó chẳng biết ở đâu là nơi ấm áp hay tất cả chỉ là tạm bợ và bản thân nó chẳng biết dựa vào đâu.
- Khi bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ có gia đình mới, và đứa con ấy rất khó để thuộc về cái gia đình đó. Nó lạc lõng trong chấp nhận sự sẻ chia tình cảm, nó lạc lõng trong sự phải để ý thái độ hành vi của người mới trong mỗi gia đình kia.
- Khi có thêm những đứa em và đứa con ấy hình như đã tự ý thức được thân phận mình đang ở vị trí nào trong trái tim của bố mẹ. Nó gồng mình lên để chống chọi với nỗi cô đơn, sự lạc lõng và nó lại phải gồng mình để chấp nhận bởi đơn giản nó hiểu bản thân chỉ có một mình.
Hãy nghĩ thật sâu – thật xa – thật kín kẽ trong cảm xúc, tâm lý của các con trước khi quyết định thỏa mãn cảm xúc hay cái tôi của cha mẹ. Nếu không thể thì hãy bù đắp cho con bằng tình bạn và sự đồng hành yêu thương của nhau, của con để chí ít con bớt đi sự gai góc, lì lợm phải chống đỡ với sự tổn thương trong tâm hồn mà mãi mãi không bao giờ xóa được.
Đàn ông vốn dĩ lúc khó thì có vợ, lúc khá thì phá bỏ bởi luôn thích sự chiếm hữu, thích sự tỏ ra có chất của chơi, của nhiều tiền, của sự hoành tráng hơn…. Ngày nay phụ nữ độc lập về tài chính nên sẽ khó để chấp nhận sự gia trưởng độc đoán mà sẽ tìm cách để được tự do. Để rồi cũng chưa chắc đã như mong muốn.
- Nếu không phải ở trong vòng xoáy cơm áo, gạo tiền thì ai cũng nhẹ nhàng, ai cũng xinh đẹp, ai cũng hào hoa, ai cũng tế nhị, ai cũng lịch sự. Nhưng nếu phải lo thì có mấy ai không kêu ca, mấy ai không phàn nàn, mấy ai nhẹ nhàng, mấy ai tế nhị.
- Nếu đi ra ngoài thì ai cũng gọn gàng, ai cũng là lượt, ai cũng ăn mặc đẹp, ai cũng thực sự phong cách. Nhưng nếu ở nhà thì nghĩ rằng có để ai nhìn, ai ngắm đâu nên thế nào chẳng được, vợ có thể đầu bù tóc rối, chồng có thể thô kệch thậm chí có người lại nghĩ để như vậy nó mới thật.
- Rõ ràng đó là thói quen trong cuộc sống vợ chồng ngày nay, đã là vợ chồng thì tất cả những sự tế nhị, sự e ấp, sự lịch sự tự nó bay đi đâu hết. Và nếu như không có một luồng gió mới thì nó vẫn vậy, chẳng sao, nhưng nếu như chỉ một chút gợn của gió lạ thôi nó sẽ là bước ngoặt lớn khó mà thay đổi.
Dù đã là vợ chồng nhưng muốn giữ lửa vẫn cần coi nhau là khách và cần có sự Tế nhị – Tinh tế – Thật lòng với nhau trong những điều nhỏ nhất của cuộc sống hàng ngày. Mặc đẹp cho nhau mọi lúc mọi nơi – Nói năng tế nhị – Thật và thẳng trong mọi vấn đề – Không huyễn hoặc và tô vẽ nhau – Hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc gia đình…Vợ chồng là động lực cho nhau hạnh phúc, con cái hạnh phúc và vợ chồng cũng là cái phanh của nhau để cùng giúp nhau thay đổi những bản năng cá nhân không phù hợp. Đó là đích đến của hôn nhân hạnh phúc, con cái phát triển toàn diện và thành công!
Cho riêng mình là hành trình trải nghiệm học mãi học mãi để có được an yên
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách cam go thậm chí là sự bế tắc đến tận cùng của bất lực. Và trong những thời khắc đó nếu như bạn gặp đúng người, đúng nơi để có được sự đồng hành che chở, sự đồng hành tháo dần nút thắt, sự đồng hành để có những quyết định bước ngoặt… bạn sẽ thấy sự chiến đấu trên chiến trường của cuộc đời không còn là vấn đề khiến bạn gục ngã!.
Mỗi người chúng ta luôn có phần Con và phần Người trong hành trình sống. Lúc khổ đau lúc dữ dằn chống đỡ. Vì cuộc sống vốn dĩ luôn thử thách chúng ta hết lần này đến lần khác. Ai vượt qua được thử thách về tinh thần của chính mình sẽ là người tinh tế và bản lĩnh.Vì trong tất cả vượt qua được chính mình mới là điều khó nhất!. Trường đời chúng ta sẽ học mãi học mãi vẫn không thể tốt nghiệp vì vậy ta cần học thật cẩn trọng,thật tỉ mỉ để ngấm, thấm với từng vấn đề tích cực nhất!.
Ta cứ tạo cho mình sự tiêu cực tột cùng, tham vọng đến tột cùng, hiếu thắng đến tột cùng…. để rồi đến lúc khổ và đau đến tột cùng may ra mới giác ngộ ‘ Sống là để sáng chứ không phải sống để tối’ hay nói đúng hơn là ‘ Sống lẽ ra rất đơn giản nhưng ta cứ tự đưa mình vào con đường tắc của chính ta’ sau đó tự cho rằng số phận ta là như vậy trong sự tự đòi hỏi đến ngút trời xong lại tự tặc lưỡi buông bỏ đến sâu thẳm đáng thương!.
Ta cũng luôn hướng tới những điều tốt đẹp, sự tử tế nhưng rồi luôn nhận lại là những gì không mong muốn khiến ta thất vọng, mất niềm tin, đa nghi không biết mình tốt là đúng hay sai. Nó cứ tạo trong ta sự khó chịu, sự bất mãn để rồi cảm xúc, tinh thần mất hướng gây sáo trộn những gì vốn dĩ lẽ ra tốt đẹp nhất.
Áp lực trong cuộc sống, công việc khiến ta như nghẹt thở và càng như vậy lại càng đóng khung ta sang dạng lô cốt của sự không dám thay đổi chính bản thân mình. Nuôi dưỡng thành tính cách khổ sở, thành bệnh mà không hay.
- Ai vượt qua thử thách về tinh thần của chính mình sẽ là người tinh tế, bản lĩnh. Vì trong tất cả thì vượt qua được chính mình mới là điều khó nhất!
- Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn và với người khác nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười… để thốt lên một lời tử tế… để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ… để viết một lời cảm ơn… để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối… để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh. Hãy trân trọng nó!
- Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi ta sống vì người khác,nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn khi người khác từ ta mà tốt hơn!
- Con người là thế. Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác, muốn sống bên hạnh phúc của nhau chứ không phải sự khổ sở của nhau. Nhưng thực tế cứ giúp nhau sẽ lại có những phát sinh không mong muốn thậm chí mất đi mối quan hệ. Bởi sự giúp đỡ hay bị biến thành sự bắt mang ơn hoặc bị vô ơn từ suy nghĩ đòi hỏi của nhau.
- Khi giúp đỡ dù có nhận lại gì hãy cứ tử tế với kẻ không tử tế vì họ là những người cần nó nhất.
- Mỗi người một quan điểm sống, một lối sống khác nhau. Không có sai đúng với người khác nhưng phải theo quy luật chung hợp lý của cuốc sống khi biết lắng nghe, thấu hiểu tích cực để cùng nhau phát triển đi lên thay bằng kéo nhau xuống.
- Luôn có giới hạn thì cuộc sống sẽ không phải khiên cưỡng. Mỗi người là cái phanh của nhau để mỗi người hay mỗi vấn đề ta gặp luôn là điểm nhấn để tiềm thức nhắc ta phải bình tĩnh. Vì vui hay buồn, tức giận hay hài lòng, được hay mất cũng chỉ là một chấm trong hành trình về đích!
- Trở thành thứ mà mọi người muốn là điều cực khó. Nên nếu thấy áp lực hãy chỉ theo mong muốn của mình với sự tích cực là đủ!
- Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội cho sự tử tế, cảm thông và kiên nhẫn. Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được!
- Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó. Một hành động tốt đẹp dẫn tới một hành động khác. Những tấm gương được noi theo. Một hành động tử tế đơn giản vươn rễ về mọi hướng, và rễ vươn lên mọc thành cây cối. Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp
- Rất bình thường khi cho đi một phần nhỏ cuộc đời để không đánh mất nó toàn bộ. Loài người sẽ diệt vong nếu con người ngừng giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể tồn tại mà không hỗ trợ lẫn nhau. Và do đó tất cả những người cần trợ giúp có quyền đi tìm sự giúp đỡ từ người khác; và không ai có khả năng giúp đỡ lại có thể từ chối mà không thấy cắn rứt.
- Sự vĩ đại không nằm trong tài sản, quyền lực, danh vọng hay tiếng tăm. Nó được phát hiện trong lòng tốt, sự nhún nhường, sự phụng sự và tính cách. Chúng ta học cách để cho đi không phải vì tôi đã có quá nhiều, chẳng qua chúng ta đã biết ý nghĩa và cảm giác của việc cho đi.
- Khi được giúp đỡ, hãy ghi nhớ; khi giúp đỡ, hãy quên đi. Phần lớn con người sẽ đáp lại những ơn huệ nhỏ, thừa nhận ơn huệ trung bình và trả ơn huệ lớn – bằng sự vô ơn.
- Người nhận được ân tình nhiều nhất là người biết đáp trả chúng. Sự biết ơn là một nghĩa vụ phải được trả, nhưng không ai có quyền hy vọng đạt được.
HÃY SỐNG BẰNG CẢ TRÁI TIM NỒNG ẤM VÀ LÝ TRÍ TÍCH CỰC THÌ KHÔNG BAO GIỜ BẠN THẤY MÌNH KHỔ SỞ!
Thân ái!
Phạm Hiền