Rất nhiều người băn khoăn đặc biệt là các cha mẹ đang hoang mang việc con chỉ đạt 6.5 điểm mà vẫn được cô giao thưởng tiền. Liệu điều này có ảnh hưởng gì xấu đến học sinh không?
CÂU HỎI
1. Mấy ngày gần đây, một clip dài khoảng 2 phút ghi lại cảnh một cô giáo ở trường THCS Chu Văn An, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thưởng cho các em học sinh cuối cấp có bài kiểm tra trên 6,5 điểm , mỗi em 20.000 đồng, đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Ý kiến cá nhân của chuyên gia về sự việc này?
2. Dưới góc độ về tâm lý, theo chuyên gia, việc thưởng tiền cho học sinh có phải là một phương pháp giáo dục sư phạm tốt hay không?
XIN TRẢ LỜI: Với kinh nghiệm là người tiếp cận với rất nhiều con trong nhiều độ tuổi đặc biệt độ tuổi học sinh tôi không đồng tình với cách này vì:
Thứ nhất: Vô tình đã tạo cho con một sự sai lệch trong nhận thức rằng việc học không phải là của con mà là của thầy cô và của cha mẹ nên con thích thì học tốt để có điểm để có tiền hoặc không thích thì không cần. Nên chắc chắn sẽ tạo ra cho các con tâm lý đối phó chỉ cần đạt điểm có tiền là được nên cũng chẳng cần phấn đấu hơn hoặc mình chẳng cần tiền thì chẳng cần học.
Thứ hai: Tạo nên sự sai lệch về giá trị của đồng tiền khi mà là học sinh đi học là để kiếm tiền chứ không phải để phấn đấu cho chính bản thân mình. Và nếu như con không được thỏa mãn khi cứ học được là phải có tiền thì sự thất vọng, thậm chí sự bất mãn trong sự tiêu cực sẽ leo thang. Và nếu ai cũng áp dụng như vậy thì thế hệ con trẻ thật bất hạnh khi không biết đến các giá trị lớn lao hơn rất nhiều so với việc kiếm từ mấy đồng bạc “được cho là bạc lẻ” quá sớm. Nó là con dao 2 lưỡi và phần lưỡi sắc của sự chệch hướng sẽ chiếm tới 90%.
CÂU HỎI
3. Có ý kiến cho rằng, thay vì thưởng tiền, cô giáo nên thưởng những vật dụng khác có ích hơn ví dụ như sách giáo khoa, sách tham khảo. Vì nếu thưởng tiền, lâu dần các em sẽ nảy sinh tâm lý “làm bài tốt vì tiền”. Quan điểm của chuyên gia về ý kiến này như thế nào?
4. Việc dành sự khích lệ cho học sinh khi các em đạt được những kết quả nhất định là điều cần thiết, vì đó là động lực để các em có thể dành được những kết quả cao hơn trong tương lai. Vậy theo chuyên gia, ngoài biện pháp khích lệ bằng hiện vật như bằng tiền mặt của cô giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn có những phương pháp khích lệ tinh thần nào khác, mang tính khoa học hơn?
XIN TRẢ LỜI: Các con có thể quậy, có thể lười học, có thể chưa có mục tiêu để phát triển bản thân và đó là quy luật thông thường của “Con trẻ và cha mẹ thời công nghệ cộng với thời bao bọc”. Vì vậy sức ì của các con cũng rất lớn nên có những con không vượt qua sức ì này thì kể cả có tiền con cũng chẳng cần vì con vẫn được ăn, ở, chơi, mặc… Thậm chí được đáp ứng dễ dàng mọi thứ khác, thậm chí nhiều cha mẹ ở các tỉnh, thành phố phát triển còn sẵn sàng cho con tiền triệu để chi tiêu.
Mặt khác, do xã hội phát triển nhanh, bố mẹ theo guồng quay của phát triển vị trí bản thân, kinh tế không phải chỉ đủ mà phải hưởng thụ thật nhiều. Một bộ phận các thầy cô giáo cũng không tránh khỏi guồng quay này nên các con bây giờ rất loay hoay. Thậm chí rất khổ vì có thể thừa vật chất nhưng thiếu rất nhiều sự gần gũi tâm sự, chia sẻ, đón đầu, định hướng một cách tỉ mỉ, liên tục bền bỉ của người lớn. Nên nếu như thay bằng cứ đổ mãi đầy cái đầu vật chất cho con thì tại sao không ngồi cùng con hàng ngày, hàng tuần… để công nhận khích lệ những gì con làm tốt, cùng con tìm nguyên nhân để chinh phục những gì con chưa làm tốt. Cứ bền bỉ như vậy thì các con luôn có nội lực tự lớn lên tự phát triển bền vững thay bằng sự bộc phát phụ thuộc vào những thứ của người khác mà không đáng để phải phụ thuộc.
Với các con khó nhưng cũng rất dễ lay động tình cảm trong sự hợp tác nếu như thầy cô thực sự tâm huyết, tình cảm và là chỗ dựa tinh thần, là nơi để con không ngại chia sẻ kể cả những áp lực của con với cha mẹ hay cuộc sống.
Thân mến!
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền
Trả lời