Đừng giải quyết sự xấu hổ mà vô tình cha mẹ tạo áp lực lên con.
Mỗi đứa trẻ là mỗi màu sắc khác nhau, cũng giống như người lớn vậy. Bạn luôn khẳng định rằng mình phải khác biệt, sao mình phải giống ai, chắc người khác hơn mình hả. Trong đó bao gồm cả những gì bạn cho là thế mạnh của mình và thế yếu mà bạn đã nhận ra từ bạn nhưng không muốn thay đổi cộng thêm các yếu điểm khác mà chính bạn không thể nhận ra.
Con trẻ đang trong độ tuổi để trải nghiệm hình thành và hoàn thiện cả tư duy, tính cách, tâm lý, hành vi và các kỹ năng, khả năng… cũng giống như bạn ngày nhỏ vậy. Nó có sai, có đúng, có được hay không được và chỉnh sửa dần dần cho đến hiện tại tuổi này.
1. Sao cứ phải để ý xung quanh mà áp con đến khổ sở. Con cái sinh ra ta đang yêu thương còn chưa đủ cơ mà.
Đến đón con gặp cô giáo và được nghe “Nói thật là tôi hết cách với con chị rồi, chị xem có cách nào dạy con đi chứ cứ như thế này thì ảnh hưởng đến cả lớp và các bạn” thế là Trên đường đưa con về quát tháo ầm ĩ thậm chí tát, dúi đầu, véo tai” Mày thấy chưa mày để mẹ bị chửi như thế đấy à mày về nhà thì chết với mẹ” vô tình cha mẹ tạo áp lực lên con.
Con sợ hãi khóc lóc hoặc có thể lì ra, mặt cúi gằm để chịu trận và lần sau cũng vẫn vậy.
Ra ngoài và một ai đó nói “Con chị nghịch quá, ở nhà cháu có thế không ạ. Vậy là ra gần chỗ con và quát hoặc kéo xềnh xệch ” Cái thằng kia mày có dừng ngay lại không, ra đây… ”
Con ngơ ngác chống đỡ mà chẳng hiểu mẹ đang làm gì mình và tại sao lại như vậy nhỉ.
Thấy con hay bị kêu ca hoặc tự nghĩ con có nhiều vấn đề và cảm thấy xấu hổ không muốn cho con đi đâu. Nhìn thấy bất kỳ biểu hiện thái độ hay hành vi nào dù nhỏ của con thường ngày là dán nhãn ngay có vấn đề sau đó là dễ nổi nóng quát tháo thậm chí trì triết “mày có vấn đề hả con”
Con thấy lạ lùng và hoang mang nên loay hoay càng loay hoay.
Thấy con học tập không theo kỳ vọng của cha mẹ là cho rằng “Mày dốt nát vừa thôi, tao nhìn con nhà người ta mà thèm” hoặc “Thật xấu hổ không ngẩng cao đầu lên được vì con dốt quá”.
Con thấy mình dốt rồi nên dốt nữa cũng chẳng sao hoặc áp lực vì mình quá dốt.
Thấy con không xinh không đẹp cũng thấy chán vì nhìn con là bạn bè sao chúng đẹp thế “Con xấu quá sao không xinh như mẹ nhỉ” hoặc “Bạn trắng nhỉ giá mà con mẹ không đen như cục than như thế này”.
Có thể nói nhẹ nhàng trong sự kỳ vọng nhưng con vẫn phải hấp thụ sự mình không được xinh đẹp, thậm chí mình thật xấu xí.
2. Hãy nghe nhưng không nóng vội. Bình tĩnh hỏi han con và cùng con nhận diện nên không nên, đúng sai, cách khắc phục. Bởi đơn giản rằng:
Thứ nhất: Là trẻ thì phải sôi nổi và có hiếu động quá thì chỉ là con vui quá, ham chơi quá mà thôi.
Thứ hai: Cô giáo là người mà con trẻ luôn sợ hoặc nể thì không cứ gì lại bất lực trước một học sinh.
Thứ ba: Không có đứa trẻ nào gọi là có vấn đề chỉ vì con không giống các bạn.
Thứ tư: Trẻ mắc lỗi hay sai chỉ đơn giản vì con không biết, không hiểu mà thôi.
Thứ năm: Con bạn có nhược điểm này thì có rất nhiều đứa trẻ khác cũng mắc phải hoặc còn mắc phải nhiều nhược điểm khác.
Cha mẹ cần thấu hiểu con, làm bạn với con và dùng sự tích cực đó để tạo động lực cho con thay đổi bất kỳ điều gì chưa đúng. Chúng gây ra điều gì đó hãy nhận lỗi với họ và về nhà sẽ cùng con lên mục tiêu quyết tâm thay đổi.
Bởi hãy nhớ rằng càng những đứa trẻ hay bị kêu ca hoặc bị phán xét từ người ngoài thì bố mẹ và gia đình là nơi để con có điểm tựa yêu thương mà thay đổi tốt hơn.
Trả lời