Ai nói làm doanh nhân là sướng lắm, ngồi máy lạnh, đi xe hơi, ăn nhà hàng… Nhìn bề ngoài thì vậy thôi chứ người trong cuộc mới hiểu. Bài viết dưới đây hy vọng phần nào có thể giải đáp cho bạn hiểu rõ hơn về doanh nhân và biết doanh nhân là ai?
1. Doanh nhân là người cô độc
Vì luôn phải một mình để gồng gánh mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn trong tâm não và có những khi thấy bất lực vì không thể chia sẻ để có người đồng hành. Mặc dù họ không phải là người không có tầm quản lý.
2. Là nô bộc và thư ký thậm chí lao động phổ thông
Vì luôn phải là người sắp xếp sẵn, thậm chí là người nhắc giờ, nhắc việc, nhắc lịch… cho nhân viên, sẵn sàng làm tay chân để làm gương cho cấp dưới. Mặc dù có đội ngũ cũng lâu năm và được đưa đi đào tạo các kỹ năng.
3. Là cỗ máy
Doanh nhân là cỗ máy chạy liên tục không ngơi nghỉ, làm việc nhiều gấp tối thiểu 2 lần thời gian của nhân viên. Mặc dù họ không phải tư duy chậm, làm việc chậm…, thậm chí nhanh như tia chớp.
4. Là con nợ
Luôn phải chạy theo các khoản vay, khoản nợ luân phiên. Mặc dù công ty rất lớn, nhiều tiền. Lãi chưa nhìn thấy đâu vì luôn phải đầu tư nhưng vô gia cư là điều chưa nói trước.
5. Là kẻ vô gia cư
Không có nhà cửa vì nó đã được thế chấp để quay vòng nguồn vốn. Kể cả có vài cái biệt thự, nhiều đất đai nhưng không thực sự là của mình.
6. Là kẻ chơi cá cược
Khi không có thời gian để quan tâm vợ con, gia đình nên tạo sự thiệt thòi cho những người thân nhất. Cá cược cả sức khỏe, thời gian… của cả bản thân mình để không có sự bình tâm hưởng thụ đúng. Mặc dù thời gian là của bản thân quyết định nhưng vẫn không thể có.
7. Là kẻ nghèo nhưng sỹ diện
Có khi tết chẳng có tiền tiêu nhưng nhân viên vẫn phải có, ví chẳng có quá 1 tờ xanh thậm chí 0 đồng mà không biết (ăn chịu, uống chịu… vì mở ví không còn tiền), xe trả góp, tiêu sài từ tiền kinh doanh mặc dù luôn phong độ cao sang.
8. Là con thiêu thân
Cứ chiến đấu và lao lực với tâm huyết và đam mê, trăn trở với nhân viên, công việc…. nhưng không bao giờ khẳng định được ngày mai thực sự như thế nào?
Rất xin lỗi các doanh nhân không phải trong diện này nhé. Vì Phạm Hiền ghi lại theo sự đúc rút các tâm sự của nhiều anh chị doanh nhân đã đến với Phạm Hiền thôi nên có thể chỉ là một bộ phận.
Và việc viết ra đây không phải có sự hiểu khác mà là để các bạn biết doanh nhân là ai, để mong muốn sự thấu hiểu về nỗi khổ doanh nhân! Và nếu văn hoá làm việc của nhân viên luôn đúng với quy luật của lao động thì may ra nỗi khổ mới có thể bớt hơn! Đó là điều vô cùng khó đặc biệt doanh nhân Việt Nam.
Khi mỗi nhân viên nâng cao văn hoá người làm chủ thay bằng tôi chỉ đi làm thuê khi tham gia vào hoạt động doanh nhân thì may ra doanh nhân Việt Nam mới có thể được phát triển đúng nghĩa. Điều này ở doanh nhân các nước phát triển họ đã làm được hàng trăm năm vì vậy nhân viên điềm nhiên, doanh nhân bền vững!
Trả lời