Các chương trình trị liệu
- Trị liệu giải tỏa áp lực, mất kiểm soát cảm xúc, hành vi.
- Trị liệu bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt.
- Trị liệu hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), Chậm và thụ động trí tuệ.
- Trị liệu các dấu hiệu khác bất ổn trong tính cách, tâm lý, hành vi
Tại sao nên tham gia tư vấn tâm lý để đón đầu thay bằng bị bệnh rồi mới chạy chữa thì đã muộn và mất đi rất nhiều cơ hội để trở lại cuộc sống như vốn dĩ có?
Đối với con trẻ
1. Các con trẻ cần tư vấn đón đầu các bất ổn tính cách, tâm lý trong các ngưỡng phát triển quan trọng của tương lai như giai đoạn chuyển cấp học, đi du học, khi cha mẹ li hôn…
- Đã có rất nhiều con trẻ từ sự nhút nhát, sợ hãi, lo âu, khó khăn trong việc thích nghi và hòa nhập môi trường mới trong các cấp học mới nhưng do bản thân các con không thể cảm nhận được mình cần gì hoặc tự huyễn hoặc để cam chịu, chấp nhận từ đó tạo nên các áp lực vô hình khiến con thu mình, co cụm hoặc khiến con muốn bùng nổ để giải thoát áp lực đó. Bố mẹ không hiểu và chỉ nghĩ rằng con thay đổi tâm tính cho đến khi con không chịu nổi mà phát bệnh trầm cảm nặng.
- Đã có rất nhiều con trẻ du học sinh phải đến khi không thể chịu đựng được nữa mới gọi về cho bố mẹ để kêu cứu hãy tìm cho chúng chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ tâm lý.
- Đã có rất nhiều cha mẹ đã phải kêu cứu qua email, Inbox với Phạm Hiền để mong giúp con họ ở tại VN và nước ngoài khi con đã bị sang ngưỡng tâm lý mất kiểm soát.
2. Con trẻ tự nhiên phát tác các biểu hiện bất ổn trong tính cách, tâm lý, hành vi như mất kiểm soát cảm xúc, hành vi, khó ngủ, thu mình, thấy áp lực, stress…
- Nhiều cha mẹ nhầm lẫn cho rằng các tính cách của con thay đổi là do đến tuổi dạy thì, đến tuổi con vào cấp 3 nó trái khoáy như vậy rồi sẽ qua nhưng chờ mãi và con ngàng càng tệ hơn thậm chí con bị chuyển sang dạng tâm lý trầm cảm, tâm thần phân liệt thì đã quá muộn.
- Cha mẹ không phát hiện ra các căng thẳng áp lực của con mà thậm chí cho rằng con hư hỗn, lì, bướng, chống đối… hoặc thu mình vì chán không muốn chơi với bạn hoặc chỉ vì nhút nhát… cho đến khi con có bệnh hoặc tự con phải chia sẻ với bố mẹ cho con đến khám bác sỹ tâm lý hoặc khi con nghĩ đến cái chết, mất kiểm soát hành vi trong phá phách đồ đạc, đánh bất kỳ ai…
- Có những sang chấn tâm lý ở trẻ chỉ trong tích tắc hoặc đã bị bị nuôi dưỡng ngầm mà chỉ khi có những sự cố khiến tràn ly như con bị trầm cảm khi chứng kiến bố mẹ bất hòa, bố mẹ li hôn hoặc con bị bạo lực học đường, con bị áp lực học tập… hoặc gia đình có biến cố mất mát nào đó.
Đối với người lớn, người trưởng thành
1. Bà bầu và phụ nữ sau sinh cần đón đầu trước các bất ổn tâm lý để phòng tránh các hệ lụy tâm lý trầm cảm, tâm thần phân liệt.
- Khi có bầu con người trở nên dễ nhạy cảm với những đòi hỏi từ đó dễ dẫn đến các lo âu, thậm chí căng thẳng sợ hãi những điều nhỏ nhặt. Người nhà đôi khi chủ quan và cho rằng họ thật khó chịu mà trở nên đôi co, phán xét thậm chí xa rời khiến bà bầu bị trong cảm giác bất lực, đơn độc mà nuôi dưỡng những bất ổn tạo ra chứng trầm cảm trong quá trình mang thai nhưng không ai nhận ra.
- Trong giai đoạn mang bầu cần rất chú ý đến ự bến chuyển tâm lý từ áp lực, từ đau buồn trước sự mất mát hoặc cao trào tức giận với các xung đột xung quanh…, bởi nó là tác động gây cho bà bầu sự nhạy cảm tiêu cực cao trào từ đó tạo ra trầm cảm trong khi mang thai và trầm cảm sau sinh…
- Hôn nhân không hạnh phúc, ghánh nặng gia đình và công việc, các mối quan hệ gia đình trong giai đoạn này nếu không tốt đẹp cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng tâm lý trầm cảm sau sinh.
2. Cuộc sống hôn nhân gia đình ngạt thở hoặc nhạt nhẽo trong các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, anh chị em…
- Vợ chồng thường xuyên xung đột, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu và cả chị em chồng em dâu… tạo nên những áp lực đến chán chường ngạt thở.
- Chồng ngoại tình nên thấy mất cân bằng trong cuộc sống khi sợ mất gia đình hoặc thấy tức giận phát điên mà tìm cách trả thù …, để rồi tạo thành sự bĩ cực tiêu cực.
- Bản thân là người vợ nhưng tham vọng hưởng thụ, sống bằng cảm xúc bản năng để rồi ngoại tình trong dằn vặt vì phản bội chồng.
- Một mình với gánh nặng lo toan gia đình con cái khi chồng vô trách nhiệm thậm chí gia trưởng, cực đoan lấn lướt.
- Có những biến cố mất mát khiến con người trở nên tê liệt cuộc sống để rồi quẩn quanh với sự trầm đau mãi không thôi.
3. Làm việc, là các cấp quản lý, lãnh đạo trong các đơn vị luôn cảm thất bế tắc, đơn độc, loay hoay không đạt được kết quả cao như mong muốn trong quản lý và điều hành.
- Luôn thấy chán nản, áp lực thậm chí thấy bế tắc loay hoay không biết bản thân sẽ phải phát triển bản thân ra sao, trầm cảm khi áp lực công việc.
- Là cấp quản lý, cấp lãnh đạo và luôn thấy áp lực trong quản lý, bộn bề công việc, không thấy guồng quay quản lý như mong muốn, các khâu công việc của nhân viên thì ì trệ…, la hét khản cổ, mệt mỏi cũng không cải thiện được gì, cảm thấy đơn độc và cần người đồng hành tháo gỡ cân bằng tâm lý, chiến lược phát triển.
- Là chủ Dn và đăng thực sự gặp khó khăn, thậm chí trên đà của sự bị phá sản nhưng không biết hướng đi tiếp theo nên như thế nào để cứu vãn.
- Có nhiều ý tưởng để khởi nghiệp nhưng vẫn rất mông lung, trăn trở khi muốn nhưng lại không có niềm tin từ đó mãi bế tắc không dám vào cuộc…
Tại sao cần lựa chọn trị liệu bệnh tâm lý đúng hướng ngay từ đầu?
Rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt… là những căn bệnh tâm lý trong trừ một ai. Nó đến một cách rất bất ngờ mà những người xung quanh luôn thấy ngạc nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế thì người bệnh đã phải trải qua một quá trình rất dài với những căng thẳng hoặc những nỗi sợ hãi hoặc những tổn thương…, để đến khi phát bệnh thì đó là lúc đã quá sức chịu đựng.
Các con từ học sinh đến sinh viên, người đi làm, các cấp lãnh đạo…, với những áp lực vô hình mà bản thân gần như không nhận ra mức độ nghiêm trọng nên mỗi khi thấy mệt mỏi, thấy khó chịu, thấy bức bối thì chỉ biết cáu gắt, chống đối, gây khó chịu cho người khác…như một người nóng tính hoặc tính khí thất thường. Cứ như vậy sự gồng mình lên mỗi ngày càng khiến cho cơ hội phát tác bệnh nặng hơn.
Mỗi người bệnh sẽ có những nguyên nhân với các nút thắt cần tháo gỡ khác nhau. Điều quan trọng là phải tìm ra được từng móc xích hỏng đó để tháo gỡ.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết người bệnh đang chỉ chủ yếu phụ thuộc vào thuốc để mong khỏi bệnh mà đôi khi từ tác dụng phụ một chiều đó khiến cho bệnh thuyên giảm vấn đề này thì lại bị hỏng sự phát triển khác cần có. Với cơ hội được tiếp cận rất nhiều các ca bệnh tâm lý từ những giai đoạn đầu, trong quá trình điều trị thuốc và sau quá trình điều trị tâm lý bằng thuốc…thì càng thấu hiểu hơn việc không thể chỉ phụ thuộc vào thuốc mà phải có rất nhiều các phương pháp khác để hỗ trợ.
Hoặc cũng có người tìm đến tâm lý để trị liệu bổ trợ nhưng với những sự thông thường của sự chỉ thông qua chia sẻ để giải tỏa nên cũng khó để đạt kết quả mong muốn. Nó đôi khi chỉ là sự tạm thời bớt căng thẳng trong chốc lát để rồi sau đó thậm chí bị chìm sâu hơn vào những bế tắc.
Trị liệu tại đây cần trải qua các bước nào?
- Bước 1: Truy tìm nguyên nhân gốc trong đó gồm các bế tắc và tất cả các yếu kém tạo nên các bế tắc đó.
- Bước 2: Xây dựng lộ trình trị liệu tâm lý bằng cách giúp người bệnh có khả năng tháo gỡ từng nút yếu kém để từ đó tháo các bế tắc cho chính bản thân, tạo nội lực để có niềm tin vượt qua bệnh.
- Bước 3: Thực hiện từng giai đoạn trị liệu cùng với người bệnh thông qua đào tạo nhận thức và thái độ tích cực, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng và khả năng thể hiện năng lực cá nhân…
- Bước 4: Đào tạo và hướng dẫn người nhà để đồng hành cùng với người bệnh nhằm tạo sự hào hứng cho người bệnh khi có người đồng hành.
Hình thức trị liệu cụ thể là gì?
- Tùy theo thực trạng của người bệnh để có liệu trình trị liệu kết hợp với các điều trị tại bệnh viên mà bệnh nhân đang theo.
- Tùy theo từng giai đoạn để có các hình thức trực tiếp hoặc trải nghiệm thực tế với các tình huống khác nhau phù hợp để hoán đổi từng phần các nút thắt trong nhận thức, cảm xúc, tâm lý của người bệnh.
Những điều cần biết khi tham gia trị liệu tại đây
- Tham gia vào hoạt động theo hướng dẫn của từng giai đoạn nhằm đạt đến sự tự lập trong các phương pháp để tự giúp bản thân mọi lúc, mọi nơi thay bằng chỉ phụ thuộc vào chuyên gia, bác sỹ.
- Gia đình là người đồng hành quan trọng nên cần học nghiêm túc các phương pháp từ chuyên gia, bác sỹ để giúp người bệnh phục hổi nhanh.