Dạy kỹ năng sống cho con như thế nào?
Gần đây, cụm từ “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” được các bậc phụ huynh tìm kiếm rất nhiều. Nhiều phụ huynh đã gọi điện, gửi mail cho Phạm Hiền nhờ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giáo dục con, nội dung thường xoay quanh những vấn đề:
- Khi nào cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ?
- Có nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sớm không?
- Vì sao phải dạy kỹ năng sống ngay từ nhỏ?
- Dạy kỹ năng sống cho con như thế nào?….
Thứ nhất: Sự phát triển của con người qua mỗi giai đoạn đều quan trọng nhưng đóng vị trí quan trọng hơn cả là 6 năm đầu đời. Trong giai đoạn này, não bộ rất phát triển. Từ 6 tháng đến 6 tuổi, trọng lượng của não bộ tăng lên đến mức bằng 80% so với não bộ của người trưởng thành và cứ thêm tuổi tỷ lệ này sẽ giảm dần đi. Ở thời kỳ này, các tế bào bắt đầu phát triển kích thước, dây thần kinh, não bộ bắt đầu thu nhập các thông tin để làm giàu thêm kiến thức của trẻ, trong đó chủ yếu là những kiến thức sống như giao tiếp, tương tác và cảm nhận. Tuy những kiến thức này là sơ khai nhưng nó là nền tảng để xây dựng nên những kiến thức kỹ năng sống sau này. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng những xúc cảm ban đầu của trẻ có liên quan trực tiếp đến cuộc sống tương lai.
=> Nếu trong thời kỳ đầu, trẻ có những trải nghiệm đầu đời tích cực thì sau này trẻ có khả năng hòa nhập với cuộc sống cao; ngược lại nếu trẻ có những trải nghiệm ban đầu tiêu cực mà không được can thiệp kịp thời, khi trẻ lớn lên trẻ dễ hình thành nên hành vi và nhân cách lệch lạc.
=> Chính vì vậy, trong 6 năm đầu đời cha mẹ nên thổi những kỹ năng sống nền tảng nhất cho trẻ bởi những kiến thức đó là chìa khóa mở ra sự phát triển và khả năng học hỏi trong tương lai của trẻ.
Thứ hai: Mỗi người sinh ra đều không thể làm mọi việc một cách ngẫu nhiên mà là một quá trình lâu dài tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm xã hội. Và lẽ dĩ nhiên, trẻ khi sinh ra cũng không tự nhiên có những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng kiềm chế cảm xúc…mà trẻ cần phải tích lũy dần theo năm tháng. Mặt khác, ngày nay sự phát triển của xã hội rất nhanh chóng, nếu trang bị cho trẻ kỹ năng sống sớm thì trẻ càng phát triển bắt kịp với sự phát triển của xã hội.
Thứ ba: Đừng quá cầu kỳ rồi tự loay hoay. Hãy dạy kỹ năng cho trẻ từ những điều đơn giản nhất. Có nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng kỹ năng sống là phải học ở trường, ở lớp là cái gì đó cao siêu, nhưng thực ra nó rất đơn giản, nó tồn tại và diễn ra trong cuộc sống hàng ngày; Nó là cách mà con người hành xử với nhau. Vì thế, phụ huynh cũng có thể dạy cho trẻ những kỹ năng sống đơn giản nhất ngay từ khi mới sinh ra.
=> Dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp. Khi trẻ bắt đầu học nói, trẻ đã được ông bà, cha mẹ dạy cho cách chào hỏi lịch sự “Cháu chào ông ạ!” “Cháu chào bà ạ!”, “Vâng, dạ..”…, đó chính là kỹ năng giao tiếp sơ khai mà người lớn đã dạy cho trẻ theo cách rất bản năng. Đây cũng là bài học đầu đời mà cha mẹ cần chú ý đến cách ứng xử của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng việc chào hỏi lịch sự của trẻ là không quan trọng, nhưng những việc nhỏ này sẽ ảnh hưởng đến cách ứng xử của trẻ sau này. Người lớn nên dạy cho trẻ cách chào hỏi, xưng hô lễ phép, lịch sự, cách giao tiếp tự tin kết hợp với động viên khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt và quan trọng bố mẹ phải làm gương cho trẻ. Bởi vì, nếu những kỹ năng nền tảng này không được bố mẹ uốn nắn từ nhỏ, lớn lên trẻ rất khó thay đổi.
=> Dạy cho trẻ khả năng tự lập ngay từ nhỏ. Các bậc cha mẹ ở Việt Nam đều quan niệm rằng yêu thương con là làm hết tất cả mọi việc cho con, nhưng thực tế quan điểm này vô hình chung đã tước mất khả năng tự lập của con. Để trẻ tự lập, ngay từ nhỏ các bậc phụ huynh hãy để cho con làm những việc mà chúng có thể làm, đừng nuông chiều con quá mức. Khi trẻ tập đi, hãy để trẻ tự mình đứng dậy sau khi bị ngã, để bé tự chơi đồ chơi, tự mình khám phá, tự bé xỏ dép, xúc cơm…có thể ban đầu trẻ chưa làm được, vụng về, làm sai nhưng chỉ cần hướng dẫn cho trẻ một vài lần trẻ có thể tự mình làm được. Từ những việc vô cùng nhỏ cũng dạy cho trẻ cách tự lập, tự giác mà không cần bố mẹ phải nhắc.
=> Dạy cho trẻ biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác trẻ thường học theo những gì mà người lớn làm, bởi vì bố mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Để dạy cho trẻ biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, bố mẹ cần phải làm gương cho trẻ. Bố mẹ cần giải thích cho bé hiểu yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ với người khác là một việc làm tốt, ý nghĩa và mang lại niềm vui cho mình. Dạy cho trẻ biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh từ những việc đơn giản nhất như nhường đồ chơi cho bạn, chia sẻ cho bạn kẹo, giúp bố mẹ làm những công việc nhà hoặc có thể dạy cho thông qua những câu chuyện, bài hát. Bố mẹ lưu ý khi trẻ làm đúng nên khen ngợi, động viên, khuyến khích kịp thời để tạo nên động lực lần sau trẻ sẽ tiếp tục làm như thế, dần dần sẽ hình thành nên thói quen cho chính mình.”
=> Dạy con trẻ khả năng sinh tồn, bảo vệ bản thân và các kỹ năng phòng tránh, xử lý và giải quyết các vấn đề trong gia đình, trường học, cộng đồng… Làm sao không bị bắt nạt, làm sao không bị bắt cóc, không bị lôi kéo….
Và rất rất nhiều các kỹ năng sống khác nữa mà các bậc cha mẹ chúng ta nên tìm hiểu để chia sẻ và hướng dẫn con mình rèn luyện!
Trả lời