Cách tốt nhất để dạy con chi tiêu tài chính thông minh là gì? Câu hỏi này trong thời buổi hiện nay hầu như cha mẹ nào cũng đều đề cập tời ở mọi lứa tuổi của con.
Đồng tiền là 2 mặt, vì vậy, cha mẹ nên chia theo từng giai đoạn để cho con làm quen với tiền, nếu không con sẽ dễ bị sai lệch và không biết quý trọng tiền.
1. Giai đoạn 1: Dạy con chi tiêu tài chính ở lứa tuổi mầm non là dạy con tiềm thức về giá trị đồng tiền.
– Dạy con tiếp xúc với tiền từ khi con bắt đầu khoảng 4-5 tuổi, tuy nhiên dừng lại ở việc cho con biết giá trị của đồng tiền có từ sự lao động quý giá, và chúng ta phải trân trọng đồng tiền ra sao, cũng cho con biết được tiền dùng làm gì sẽ tốt và làm gì sẽ không tốt. Mục đích mưa dầm thấm lâu để con có khái niệm và tiềm thức tích cực về đồng tiền.
– Hãy cho con quan sát những người xung quanh kiếm tiền như thế nào. Gồm cả những người kiếm tiền từ khó khăn, vất vả nắng sương cho đến những người nơi công sở, những người thành đạt để con có tiềm thức về các hành động thực tế kiếm được tiền và trân trọng đồng tiền như thế nào.
2. Giai đoạn 2: Dạy con chi tiêu tài chính khi con vào lớp 1
Bắt đầu dạy con biết cách giữ tiền đúng và học cách biết chi tiêu hợp lý.
– Hãy cho con được giữ những đồng tiền mà con được cho (mùng tuổi, tiền thưởng….) bằng cách tạo ra các quỹ (Gồm: Quỹ tiết kiệm lâu dài – Quỹ đầu tư – Quỹ mua đồ dùng học tập – Quỹ chi tiêu sở thích hợp lý – Quỹ chia sẻ yêu thương hoặc các quỹ khác nếu bố mẹ mong muốn). Hãy quy định một nơi cất mà cả cha mẹ đều biết.
– Ngoài ra, cha mẹ và con cùng lập nội quy quản lý và chi tiêu cho con cho từng quỹ. Với mọi quyết định sẽ luôn phải thông qua bàn bạc, thảo luận cùng cha mẹ để có quyết định đúng trong phạm vi có ích, hợp lý. Hướng dẫn con lập Sổ quỹ để ghi chép thu chi, quản lý tiền còn, cùng nhau quyết toán và rút kinh nghiệm chi tiêu trong tháng. (Ở độ tuổi này khi chi tiêu cha mẹ sẽ đi cùng con cái)
3. Giai đoạn 3: Dạy con chi tiêu tài chính khi con học cuối tiểu học
Ở giai đoạn này cần dạy con cách tự chi tiêu và dạy con tiềm thức biết tự kiếm tiền cho các nhu cầu chi tiêu lớn hơn theo độ tuổi.
– Khi con hoc cuối tiểu học (lớp 4-5) bắt đầu thả lỏng cho con tự mua khi đã bàn bạc thảo luận và thống nhất. Thực hiện vẫn n trong phạm vi nội quy được lập giữa cha mẹ và con. Cho con tự quyết định trong phạm vi nào, và nếu vượt quá sẽ tham khảo ý kiến cha mẹ), có sổ theo dõi và được con chủ động quyết toán cuối tháng.
– Ngoài ra, với độ tuổi này sẽ có nhiều hơn nhu cầu quần áo, giày dép, sách, sinh nhật bạn bè hoặc sách vở nhiều hơn nhưng đừng chủ động đáp ứng mọi thứ cho con khi cần. Mà hãy tạo ra công việc nhà, công việc công cộng dọn dẹp ngoài cộng đồng sau đó trả công cho con để con có thể tích lũy cho các nhu cầu đó (Lưu ý ngoài trách nhiệm mà con được giao cố định chứ không phải làm gì cũng kiếm được tiền)
4. Giai đoạn 4: Dạy con chi tiêu tài chính khi con vào cấp 2 trở lên
Gia đoạn này cha mẹ sẽ thả lỏng hơn nữa để lắng nghe quyết định chi tiêu và giữ tiền của con.
– Nhu cầu giai đoạn này cao hơn vì có thêm các mối quan hệ bạn bè nên các quỹ có thể điều chỉnh để tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu cấp thiết cao hơn.
– Khuyến khích con làm các công việc lớn hơn (rửa xe, làm hand made hoặc các sản phẩm nào đó để bán hoặc đầu tư cùng bố mẹ một dự án nào đó… (cần hạn chế và có phương pháp để con không bị chệch hướng khi lao vào kiếm tiền).
– Vào một mốc thời gian nào đó trong năm (có thể ra tết) nên khuyến khích con gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện việc thu chi, cuối tháng lấy sổ theo dõi chi tiêu về giúp con, để con có thể nhìn được số tiền lãi, và từ đó giúp con có ý thức tiết kiệm, ý thức đầu tư ngay từ nhỏ.
Có rất nhiều cách dạy con khác nhau. Nhưng hãy lưu ý trẻ bây giờ rất dễ sa đà vào chi tiêu sẵn có và ngộ nhận kiếm tiền không khó nên sẽ dễ mất kiểm soát. Vì vậy các cha mẹ nên cẩn trọng, và hãy lập kế hoạch dạy con cho tiêu tài chính ngay từ bé để giúp trẻ được học cách phân bổ ngân sách và quản lý số tiều tiêu vặt mình kiếm được bằng những cách vô cùng độc đáo.
Trả lời