Cách giao tiếp với con mình liệu bao nhiêu cha mẹ để ý đến? Cha mẹ trừng phạt thể xác con cái sẽ dễ kích động con cái sống trong sự quá sợ hãi và lấy bạo lực để mong vượt qua nó. Hoặc cha mẹ chỉ mới nghĩ đến việc ” làm sao để dạy con không đòn roi” mà chưa nghĩ đến cách giao tiếp với con, đôi khi lời nói của cha mẹ với con cái còn khiến chúng tổn thương gấp rất nhiều lần.
Khi cha mẹ nguýt lườm hoặc nói với giọng mỉa mai, miệt thị, coi thường con cái có thể sẽ khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc. Cộng với các lời nói như ” ngu; đầu đất; đồ bẩn thỉu; vô trách nhiệm; lẽ ra tao không nên đẻ ra mày; mày không khá được đâu…” sẽ khiến trẻ tổn thương gấp nhiều lần. Những lời nói này có thể sẽ đọng lại trong tiềm thức của trẻ mãi mãi và nhiễm độc ngấm ngầm suốt cuộc đời chúng.
1. Hậu quả của cách giao tiếp với con không đúng
Môt đứa trẻ sống trong môi trường mà thái độ và cách giao tiếp với con của cha mẹ như vậy sẽ khiến con có các cảm xúc phức tạp:
Thứ nhất: Chúng trở thành một người muốn thể hiện cho cha mẹ thấy điều ngược lại mà hàng ngày chúng phải nghe. Tuy nhiên, với một cảm xúc muốn thể hiện, hiếu chiến hiếu thắng và dễ bị mất phương hướng, và khi không đạt được sẽ tiêu cực, còn nếu đạt được sẽ dễ không có sự trân trọng mà lại đánh mất nó nhanh chóng.
Thứ hai: Chúng đã được cha mẹ dán nhãn như vậy, chúng nghĩ là chúng như thế và không cần phải thay đổi, thậm chí thụt lùi hơn nữa.
2. Những cách giao tiếp với con thường ngày là sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của con.
TH1. Mẹ và con gái 5 tuổi
“Ngày thứ nhất:
Mẹ: Hồng ra đây mẹ bảo, tại sao con làm vỡ cái cốc này, vỡ từ bao giờ
Con: Không phải con ạ
Mẹ: Không phải con thì còn ai vào đây nữa, con nói thật ngay
Con: Con thực sự không làm mà
Cuộc chiến của mẹ và con tiếp tục, mẹ thì mắng, đánh còn con thì gào khóc và chối.
Vài ngày sau trong bữa ăn tối bố nói “Hôm trước Anh làm vỡ cái cốc, Em bỏ đi hộ Anh chưa” và mẹ????????, còn con gái khóc tức tưởi…
TH2. Bố và con trai
Giao tiếp thông thường
“Bố: Bố nói con bao nhiêu lần rồi, tắm xong thì phải treo khăn vào trong nhà tắm, cứ vứt lung tung như thế ah, thật là vô tổ chức”
Con trai: Bố cứ làm to chuyện, tí nữa con cất”
Bố: Đóng Sầm cửa phòng đi ra ngoài và cái khăn tiếp tục ở nguyên vị trí cho đến ngày mai, chắc chắn chỉ bố hoặc mẹ đi cất nó.
Giao tiếp thấu hiểu
“Bố: Kìa cái khăn ở dưới đất con ơi
Con: Vâng ạ con cất ngay đây
Bố: Bố thấy không được hài lòng lắm khi con cứ quên lời bố dặn, lần sau con để ý hơn nhé
Con trai: Tuân lệnh bố” và chiếc khăn được cất vào nhà tắm”
Khi không thực sự nghe và chứng kiến một việc gì đó từ con, cha mẹ thực sự bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gốc dễ đừng nên đổ lỗi ngay cho con vì nếu không phải con sẽ không phục và sẽ chống đối nếu bị nhiều lần. Mặt khác, nếu thực sự con mắc lỗi thì nên nhẹ nhàng để con tự nhận lỗi và sẵn sàng tha thứ sẽ giúp con tự rút kinh nghiệm, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc phải, đặc biệt không tạo thói quen nói dối và biện hộ các lỗi sai của bản thân.
Nghe và nói với con cái là cả một nghệ thuật “hãy nói sao cho con nghe và nghe sao cho con nói” nhé các cha mẹ!
Trả lời