1. Hiểu chứng bệnh tăng động giảm chú ý như thế nào cho đúng
“Chứng tăng động giảm chú ý không tồn tại và việc uống thuốc chỉ gây thêm nhiều tác hại cho trẻ”. Tuyên bố này của bác sĩ Richard Saul, nhà thần kinh học hành vi là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “Bệnh tăng động giảm chú ý có tồn tại hay không?”, và cũng đang là cú sốc với y học, nhưng nó thực sự là phương châm của Phạm Hiền để mong các bậc cha mẹ và các con có cái nhìn bình thường hóa hơn để con được phát triển đúng hướng.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây các cha mẹ Việt rất nhạy cảm khi luôn lo sợ con mình bị mắc chứng tăng động giảm chú ý. Họ tự đọc trên internet và tra cứu các biểu hiện của con. Chỉ cần thấy con trẻ có gì đó tương đồng với các dấu hiệu được cho là mắc chứng tăng động giảm chú ý là hoang mang, tự dán nhãn con đang bị như vậy để rồi lo lắng, vội vã tìm nơi thăm khám. Điều ngạc nhiên là khi họ đọc nhiều, nghe kháo nhau nhiều, đi khám nhiều và bị chẩn đoán như vậy thì dường như trong họ đã vô tình bị ám thị con mình đúng nó là như vậy. Đến mức khi đến tư vấn và sàng lọc tôi đã chỉ cho họ thấy các dấu hiệu đó là bình thường được hình thành trong môi trường sống, môi trường giáo dục chưa đúng với màu sắc của con. Thực tế nó là nhược điểm trong nhận thức, cảm xúc, hành vi, khả năng mà những đứa trẻ bình thường vẫn có. Chỉ là ở mức độ nào và cần điều chỉnh cũng ở mức độ chi tiết, tỉ mỉ gấp rút để không thành thói quen khó sửa mà thôi.
Trước hết chúng ta phải khẳng định với nhau rằng “Tăng động giảm chú ý” không phải là bệnh. Nên đừng dùng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý cho con. Thậm chí tôi thích và tương đồng với quan điểm trong công trình nghiên cứu viết thành sách mang tên “Bệnh tăng động giảm chú ý không tồn tại” của bác sĩ Richard Saul, xuất bản tại Chicago. Nó đưa ra quan điểm ngược lại hoàn toàn so với những gì y học định nghĩa lâu nay.
Nó cũng là trải nghiệm thực, và là phương châm của tôi khi nhận diện vấn đề không xác thực chứng tăng động giảm chú ý. Vì được tiếp cận quá nhiều các cha mẹ đã từng đưa con đi khám khắp mọi nơi và bị chẩn đoán thuộc diện tăng động giảm chú ý phải dùng thuốc, nhưng khi cha mẹ và con được hướng dẫn áp dụng các đường lối, các phương pháp, các vấn đề đời thường cần để dạy bất kỳ đứa trẻ nào cần thì con luôn được cải thiện tốt, thậm chí phần lớn là hết dứt điểm các dấu hiệu nếu bố mẹ kiên trì bền bỉ áp dụng (quay về là đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác). Và sau đó là niềm vui như trút khỏi ghánh nặng con mình có vấn đề, các cha mẹ đó dường như thấy đúng là không nên quá nặng nề khi coi các dấu hiệu bất ổn này như là một loại bệnh hay hội chứng khó chữa. Trong thực tế nó chỉ là những nhược điểm, yếu điểm cần chú trọng hơn để giúp con thay đổi mà thôi.
2. Một số ví dụ điển hình về nhầm tưởng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ.
TH1. Mất kiểm soát cảm xúc và hành vi từ xem công nghệ, từ bị bố mẹ quát, đánh nhiều
Cậu bé 7 tuổi (học lớp 2) đang bị nhà trường từ chối tiếp nhận bằng cách khéo léo chia sẻ bố mẹ nên chuyển trường cho con. Bởi con đi học nhưng không chịu chép bài, gây gổ trêu trọc để gây sự chú ý với bạn, đánh nhau với bạn, phản kháng và bất hợp tác với thầy cô, thậm chí luôn trong đầu là muốn giết bạn, giết thầy cô nếu bắt con phải làm theo các nguyên tắc.
Khi đến khám và nhận diện các biểu hiện của con tôi nói rằng, em đọc trên internet thì sẽ thấy con có rất nhiều các dấu hiệu của tăng động giảm chú ý. Nhưng Phạm Hiền không thích các em bị ám thị vấn đề này thì mẹ cậu bé nói rằng em đã đi khám rất nhiều nơi và ai cũng nói con bị tăng động giảm chú ý, ở trên trường của con cũng nói vậy. Tuy nhiên, khi nghe phân tích các biểu hiện của con đang hình thành chủ yếu từ việc bị ám thị hình ảnh bạo lực khi bố mẹ cho con xem quá nhiều ti vi, điện thoại về hành động mạnh, bạo lực và khiến não bộ con bị lộn xộn, tâm lý con luôn bị căng thẳng từ các hình ảnh âm thanh mạnh đó khiến con mất kiểm soát nên dễ bị kích động. Bản thân con trước đó cũng không có bạn chơi vì con nhút nhát, giao tiếp kém, không biết chơi với bạn như thế nào mặc dù nhu cầu muốn chơi với các bạn rất cao.
Sau đó mẹ nói thật là trong 2 tháng hè con đã xem cả ngày vì bố mẹ đi làm nên không có ai kiểm soát. Mặt khác, thấy con luôn bị thầy cô kêu ca và gọi lên để yêu cầu chuyển trường nên bố mẹ cũng hoảng mà mất kiểm soát cảm xúc hành vi nên đánh, chửi con liên tục hàng ngày. Trong vòng 3 tháng hướng dẫn bố mẹ ngắt toàn bộ công nghệ, không quát mắng đánh con, hướng con vào các công việc nhà, hát, tập thể dục cùng con, tạo ra các trò chơi vui gắn kết với con, đọc sách và nói chuyện cùng con từng vấn đề để nhận thức đúng sai thì đứa trẻ ấy đã về quỹ đạo bình thường. Con học và chép bài đầy đủ, chăm làm việc nhà, không đánh bạn mà nhường nhịn để biết chơi vui vẻ.
Trong thực tế cậu bé này chỉ là rất mong muốn được chơi với các bạn, nhưng giao tiếp kém hơn (diễn đạt câu yếu) cộng với kỹ năng chơi yếu nên các bạn hay không cho chơi (không biết chơi trò chơi của các bạn). Khi xem nhiều ti vi, điện thoại thì bắt trước các hình ảnh trêu trọc bạn, đánh nhau thể hiện sức mạnh nên vô thức vận hành để gây sự chú ý của các bạn để các bạn chơi với mình. Đặc biệt, khi một thời gian quá dài xem nhiều công nghệ nên đầu lúc nào cũng chỉ có các thước phim đó mà học không vào, không thể ngồi im, chỉ muốn về nhà để được xem, được chơi nên cố tình phản kháng, bất hợp tác với thầy cô để bị đuổi học.
TH2. Mất kiểm soát cảm xúc, hành vi, giảm chú ý và giao tiếp kém từ sự bao bọc đến tận răng
Cậu bé 9 tuổi cũng bị chẩn đoán tự kỷ, tăng động giảm chú ý (Tôi rất ngạc nhiên khi có chẩn đoán kiểu này) và đã điều trị thuốc trong gần 3 năm nhưng không khỏi, thậm chí cảm xúc và hành vi còn tệ hơn ban đầu (theo bố nói). Cậu bé này không thể ghi nhớ và học được, giao tiếp cũng rất kém. Tuy nhiên, khi nhận diện con thì thấy rằng tư duy đòi hỏi của con vượt ngưỡng cho phép rất nhiều, gần như con không biết sợ mà luôn mất kiểm soát cảm xúc, hành vi cao độ cho đến khi phải đạt được mục đích mới thôi. Con không có bạn chơi thậm chí hay bị tẩy chay vì luôn chỉ muốn chơi theo ý mình, nếu không theo ý sẽ nổi khùng quát hoặc đánh bạn. Các phụ huynh trong lớp con luôn không muốn con của mình chơi với cậu bé nên hầu như cậu bé càng bị cô lập.
Khi tìm hiểu thì phát hiện do con sinh non (7 tháng) sức khỏe rất yếu nên cả nhà từ ông bà, bố mẹ, cô dì, các anh chị lớn luôn bao bọc và phục vụ con đến tận răng (con út vì có 2 anh chị đã có gia đình và học đại học). Đến tuổi này nhưng ăn chậm ông bà vẫn xúc cho ăn, bố vẫn tắm cho con, các hoạt động cá nhân như học bài, chẩn bị sách vở…, vẫn bố mẹ và các anh chị hỗ trợ tới 90%. Chính vì điều này nên con đã bị nuôi dưỡng trong sự được đáp ứng bất kỳ thứ gì con cần, kể cả những thứ chưa cần cũng luôn được đáp ứng thừa thãi. Muốn gì được đó, để con làm gì cho con thôi (đánh răng, học bài) cũng phải có điều kiện được chơi điện thoại, được xem ti vi, được thứ gì đó. Chính vì vậy con luôn cho mình là số một trong nhà thì ra ngoài cũng phải vậy. Con lì, bướng, chống đối, bất hợp tác cao độ với bất kỳ ai trái mong muốn và đòi hỏi của con. Luôn hậm hực kêu than, tại sao con phải thế này thế kia và biện hộ, đổ lỗi để thoái thác mọi thứ cần vào nguyên tắc, trách nhiệm.
Sau khi cũng ứng dụng các lỹ lẽ của quy luật đời thường để đưa con vào nhận thức được ý thức trách nhiệm và dạy để con thực hiện mọi việc tự lập cộng với việc con phải biết từ chối sự bao bọc và không đòi hỏi để được đáp ứng. Chỉ sau vài tháng khi tất cả mọi người trong gia đình nhất quán với “3 không” (Không hứa; Không đáp ứng trước; Không đáp ứng ngay) và “4 có” (Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với thầy cô; Có bản lĩnh để tự lập) và “5 phải” (Phải từ chối sự bao bọc và công nghệ; Phải chơi hòa thuận với bạn; Phải đọc sách phát triển trí tuệ; Phải làm chủ cảm xúc và hành vi; Phải thay đổi và phát triển) thì con đã hoàn toàn cân bằng được nhận thức, cảm xúc, hành vi như những con trẻ bình thường khác. Con học tốt hơn, lịch sự hơn, thấu hiểu và tình cảm với mọi người thay bằng trước kia chỉ đòi hỏi.
TH3. Mất kiểm soát cảm xúc, hành vi, lì bướng, cực đoan phản kháng ngầm từ chính môi trường gia đình
Cô bé 8 tuổi bị chẩn đoán là tăng động giảm chú ý từ năm lớp 1. Cũng đã điều trị thuốc 2 đợt của bác sỹ (gần 6 tháng) nhưng con có phản ứng thuốc khiến dễ kích động hơn nên bố mẹ tự ngừng thuốc. Bố mẹ được cô hiệu trưởng của trường giới thiệu đến Phạm Hiền. Con là đứa trẻ không tập trung và ghi nhớ yếu ngay từ khi vào lớp 1. Con không chơi được với bạn, hay bị bắt nạt. Mặt khác, con viết rất chậm hay phải ở lại để viết, con nhút nhát đến mức khi cô chỉ cần hỏi con là đã căng thẳng mà câm nín không thốt nên lời. Nhưng vì con được bà chiều vô điều kiện, thậm chí khi mẹ dạy con mà có to tiếng thì bà sẵn sàng chửi mẹ trước mặt con để bênh con nên con đã hình thành cái tôi rất lớn. Con căng thẳng, sợ nhưng chuyển sang sự lì lợm rất sâu, sẵn sàng quắc mắt lên với cô, hất đổ các đồ đạc trên bàn, đẩy cô…, nên cô nghĩ còn lì bướng mà thường phạt con nặng tay (gõ thước vào đầu, bắt con đứng cả giờ học…). Con càng trở nên cực đoan phản kháng ngầm gai góc, trong lớp không chịu học nữa mà chỉ nghịch mọi thứ trên bàn, thậm chí bồn chồn tay chân không chịu được thì ra ngoài tự do.
Sau khi tìm ra các nguyên nhân gốc từ chính môi trường gia đình và nhận thức yếu của con thì áp dụng các phương pháp không bao bọc, cho tham gia vào nhiệm vụ, tự chịu trách nhiệm với các hành vi sai thì con đã thực sự là cô bé vui vẻ, tình cảm, biết chia sẻ vớ các bạn.
Đây là một vài ví dụ trong rất nhiều các trường hợp các con mà tôi gặp. Mỗi con sẽ có các màu sắc khác nhau và có các nguyên nhân khác nhau để hình thành nên các dấu hiệu bất ổn và ngày nay phần lớn đang cho rằng đó là chứng tăng động giảm chú ý. Nó khiến tôi rất trăn trở khi quá nhiều các con dường như đã bị đi sai đường lối dạy dỗ quá lâu khiến con đã mất đi rất nhiều khả năng vốn có lẽ ra rất tốt.
3. Cần hiểu đúng về con và luôn kiên trì đồng hành cùng con giúp con thay đổi
Các cha mẹ phải thực sự thấu hiểu quy luật cuộc sống thông thường sẽ thấy các biểu hiện của các con rõ ràng không phải bệnh hay hội chứng nan y. Nó là những gì bình thường và chỉ khác là con ở mức độ báo động nguy cơ thành thói quen của tính cách, tâm lý, hành vi không tốt thì hãy chú ý và tỉ mỉ để giúp con thay đổi nó.
– Con không chơi được với bạn và thích nghi tập thể kém: Phải xem con chưa biết chơi thì dạy con biết chơi, con không thích chơi thì dạy con thích chơi, con không được các bạn quý thì dạy con để các bạn thích chơi. Cùng con tham gia nhiều các hoạt động tập thể và dạy con tỉ mỉ cách chơi tập thể từ làm quen, gia nhập chơi, gắn kết.
– Con kiểm soát cảm xúc kém hay tức giận và dễ xung đột: Dạy con cách nhận thức đúng, sai đa chiều nếu con hay nhận thức tiêu cực, dạy con cách kiểm soát cơn nóng giận trong từng tình huống, dạy con cách giải quyết vấn đề bằng lời nói trong từng tình huống thay bằng xung đột. Hãy nhớ nhiều người lớn còn đang không thể kiểm soát được mình huống gì con trẻ mới đang trải nghiệm để học cách kiểm soát.
– Con diễn đạt và giao tiếp lộn xộn: Dạy con từng câu nói trật tự, đọc sách và thảo luận các vấn đề với con để dạy con cách logic vấn đề thành mạch, tạo các môi trường để con giao tiếp và diễn đạt vấn đề nhiều hơn.
– Con không quản lý được nhiệm vụ, thời gian: Hãy nhớ là người lớn còn đang kém ở các kỹ năng này. Muốn con có kỹ năng này thì bố mẹ phải dạy con cách xắp xếp từng việc, cách cân đối thời gian từng việc từ nhỏ đến lớn thì dần dần con sẽ có ý thức được tốt hơn.
– Con không tập trung và ghi nhớ kém: Xem xét đến công nghệ, đến bao bọc tận răng để con không cần để ý đến bất kỳ vấn đề gì nên sẽ thành thói quen. Dạy con tập trung vào từng nhiệm vụ nhỏ và lớn dần thì khả năng ghi nhớ cũng sẽ được cải thiện.
Nói chung các dấu hiệu như các bố mẹ đang đọc thấy, được chẩn đoán thì hầu hết nó luôn ở trong mỗi người lớn, ở trong mỗi đứa trẻ bình thường khác. Chỉ khác nhau là người lớn có thể điều chỉnh mình được nhanh hơn, những đứa trẻ khác chưa thành thói quen khó sửa. Nên cần loại bỏ trong đầu khỏi sự ám thị nhạy cảm quá này để các con được là chính con với sự phát triển tự lập thông thường. Đừng bao bọc, đừng để con phát triển tự do rồi con chẳng thể tập trung làm được gì, con luôn ngồi chờ để được phục vụ, nóng nảy tức giận lên con để con học sự nóng nảy từ chính mình thì không bao giờ có chứng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Trả lời