HỌC SINH LỚP 5 CŨNG BIẾT ĐẾN CHỮ LÁCH LUẬT
– Con trai: Mẹ ơi, thế là bây giờ mỗi tháng con bị thiệt hại một khoản tiền tiết kiệm khá lớn, vì bây giờ bỏ chấm điểm mà. Bố mẹ sướng thật, chỉ có lợn yêu quý của con là bị bỏ đói thôi!
– Mẹ: Thế thì con càng không bị phát hiện nếu có điểm kém đúng không. Con cũng quá sướng còn gì!
– Con trai: Con không thích, vì nếu thế thì con quá nghèo luôn, mẹ thấy đấy con không được thưởng tiền. À mà con nghĩ đến khi thi thể nào cũng lách luật để chấm điểm ấy mà.
– Mẹ: Sao con lại nói thế?
– Con trai: Con và mấy bạn chơi với con bảo nhau thế mà. Vì cô giáo cũng bảo Bộ Giáo dục cấm không cho bài tập nhưng học sinh nào mà bố mẹ đăng ký tự nguyện thì cô sẽ cho mà. Đấy không là lách luật thì là gì?
– Mẹ: Thế con có đăng ký không?
– Con trai: May mà con không đăng ký, vì lớp con có mấy bạn đăng ký và phải làm vài phiếu luôn.
– Mẹ: ?
– Con trai: Mà mẹ ơi, con cũng không mừng được lâu đâu mà, con vẫn bị lách luật đây này. Hôm nay cô cho đầy bài vì ngày mai lớp con có dự giờ mà!
– Mẹ:?
Không hiểu sao nghe câu chuyện này của 1 phụ huynh tôi lại nhớ đến thời học sinh của những những năm 90. Rõ ràng ngày nào cũng chấm điểm, cuối mối tháng còn xếp loại theo thứ tự trên tổng lớp nhưng không thấy áp lực trong việc học, thậm chí kể cả các bạn bị đội sổ. Nhưng cứ thấy bản thân đứng tụt lại một hạng so với tháng trước là luôn nỗ lực để vươn lên, đôi khi còn không chịu đứng ở mãi một vị trí, trừ khi đã đứng số 1. Có phải chính vì như vậy mà đầu 7x trở về trước có vẻ như luôn bền bỉ hơn, kiên cường hơn chăng?
CON CÓ THỂ LÀM RẤT TỐT MÀ
( Bé trai 10 tuổi)
– Tôi: Nào con trai, giới thiệu về con cho cô nghe xem nào !
– Bé trai: Tuân lệnh thưa cô, con tên là…. và 10 tuổi và rất rất đẹp trai và rất thích ăn gà KFC, khoai tây chiên và rất ghét bị bắt ép.
– Tôi : Ợ ợ, cô ngất đây vì nghe nhiều chữ VÀ với lại chữ RẤT quá. Mà tại sao có thể tự nhận mình đẹp trai thế nhỉ, có bị tự khen quá không đó, vì cô thấy con chỉ hơi hơi đẹp trai chút xíu thôi!
– Bé trai: (hì hì) Tại con gặp cô run quá nên muốn nói thế cho nó tự tin ấy mà!
– Tôi: Con có hay bị bố mẹ mắng không?
– Bé trai: Trời ơi, cô chạm vào đúng nỗi đau của con. Ngày nào con mà không bị mắng thì chắc trái đất nổ tung luôn!
– Tôi: Tại con không ngoan hả?
– Bé trai: Con cũng không biết, nhưng con chỉ bị mẹ mắng thôi, mà mẹ thì đàn áp cả bố con và con mà
– Tôi: Con không sai mà bị mắng à?
– Bé trai: Không hoàn toàn ạ, nhưng đến một nửa là con đúng hoặc không cố ý vẫn bị mắng. Bố con còn bảo là “khi mẹ nóng tính tốt nhất bố con mình im cho yên lặng cửa nhà, đấng nam nhi không chấp phụ nữ lắm điều”
– Tôi: Thế khi bị mắng con cảm thấy thế nào?
– Bé trai: Lúc đầu con thấy buồn nên hay tủi thân và khóc, còn bây giờ con chỉ thấy tức thôi.
– Tôi: Mẹ cũng chỉ muốn tốt nhất cho con thôi mà.
– Bé trai: Không phải ạ. VìbBố không hay mắng con, hay nói chuyện với con nên con thấy tốt với con hơn. Mẹ con toàn bắt ép con làm những việc rất vô lý như: vứt bỉm thối của em mà không gói kín lại và bỏ vào túi bóng để con xách đi khiến con thấy rất kinh khủng và buồn nôn hay mẹ còn bắt con bê một cái chậu cây còn nặng hơn số kg cơ thể của con….. Còn nhiều vấn đề quá vô lý hơn nữa nhưng kể thì nhiều lắm cô ạ!
– Tôi (nói như để tôi nghe nhưng cho cậu bé nghe rõ): Trời, cậu bé này đẹp trai thật nhưng chưa có bản lĩnh đàn ông, giúp mẹ và em có tý chút mà cũng kêu ca. Thật là hơi thất vọng. Đàn ông mà không giúp nổi mẹ và em gái thì lớn lên làm được gì nhỉ?
– Bé trai: Cô ơi, cô chê con à?
– Tôi: À không, cô không chê con, cô chỉ thấy thắc mắc và lo lắng rằng: rõ ràng con thông minh này, nhanh nhẹn này, nhìn rất là đàn ông này không cứ gì mà mấy việc nhỏ giúp bố mẹ, giúp em lại không làm được. Cô tin là con làm được. Con có làm được không?
– Bé trai: Con có ạ!
– Tôi: Có thật con làm được không? Khó đấy?
– Bé trai: Con làm được mà.
– Tôi: Ồ, quá tuyệt vời, con nói to lên cô nghe xem có mạnh mẽ không nào!
– Bé trai: ( hét to mạnh mẽ) Con làm được ạ! Con làm được ạ!
– Tôi: Thấy con quyết tâm rồi. Nhưng cô hỏi nhỏ nhé “con có phải đứa trẻ giữ lời hứa không?”
– Bé trai: Con nghoéo tay cô và xin hứa ạ
– Bé trai, tôi: Nào yeah! Chúng ta cùng giữ lời hứa!
2 ngày hôm sau
– Mẹ bé trai: Sau hôm gặp chị con em tự giác giúp mẹ, em thậm chí đề xuất để làm. Em sai về nhà lấy giúp em số điện thoại của khách hàng, cậu ta bảo mệt và bảo mẹ nói bố mang ra. Nhưng em bảo hình như con hứa với một ai đó là sẽ giúp bố mẹ, em mà vậy là con đứng lên về lấy ngay
– Tôi: Cha mẹ cần thấu hiểu con nghĩ gì/ muốn gì/ không muốn gì… lịch sự/ tế nhị với con như với bạn sẽ khiến con vâng lời lịch sự. Nhưng em vẫn sai ở bước cuối là khi con kêu mệt mà không hề hỏi han động viên con mà lại mang lời hứa của cậu bé với tôi làm sự bắt ép sẽ khiến con bị điều khiển và nó sẽ bị bất cần/ tiêu cực/ chống đối. Không giữ lời hứa nữa nếu thêm vài lần như vậy, vì lời hứa lúc đó không còn là sự tự nguyện, vui sướng mà là gánh nặng và một nhiệm vụ.
PHÁN XÉT HAY A DUA?
Vô tình hôm nay có thời gian xem video của Nhật Nam và thực sự thấy một điều tuyệt vời và may mắn rằng “Em đã và đang ở trên đất Mỹ”.
Dù em có thông minh đến đâu, có bản lĩnh đến đâu, có tỏ ra mình là người lớn đến đâu… thì tâm hồn em cũng vẫn là sự non nớt của một đứa trẻ 13 tuổi. Và vì quá nhiều những phản hồi trái chiều, vượt quá tâm hồn non nớt của em nên hình như nó cũng khiến em cần thể hiện sự mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn thì phải? Tuy nhiên, dường như phần nhiều cũng là sự trỗi dậy để vượt qua áp lực?
Có nên không với những cách “buông lời” của rất nhiều người lớn về em và cả bố mẹ em. Do sự ghanh ghét, đố kỵ sao? Có thể là không phải, bởi thực tế thì phải chơi với nhau, biết về nhau mới nảy sinh sự so sánh, sự mong muốn hơn nhau. Và nếu không quen nhau thì xuất phát điểm thường là yêu hay ghét, cảm tình hay không cảm tình mà thôi.
Do văn hóa phán xét và a dua chăng? Có thể thì phải, vì em nói quá cụ non, quá sành sỏi, như được sắp đặt sẵn, biểu cảm cứng và không tự nhiên, giọng nói không truyền cảm, vẻ ngoài không dễ thương kiểu trẻ con và được cho là mất đi sự hồn nhiên của trẻ em. Ồ thế liệu em có thấy mình bị thiệt thòi không hay hình như em vẫn đang cháy tiếp đam mê? Ồ có rất nhiều những đứa trẻ tuổi như em thể hiện sự bướng bỉnh, lười học, nghiện game, chống đối, đánh nhau, thiếu thốn sự thấu hiểu của cha mẹ, ăn cắp, thậm chí là tội phạm thì có sự hồn nhiên không?
VÂNG! NHẬT NAM CŨNG CHỈ LÀ MỘT ĐỨA TRẺ MÀ THÔI! XIN HÃY ĐỪNG NHẬN XÉT HAY PHÁN XÉT EM VÀ HÃY ĐỂ EM THỰC SỰ GIỮ ĐƯỢC TÂM HỒN TRẺ THƠ, ĐỂ TỰ EM PHẤN ĐẤU VÀ PHÁT TRIỂN!
Chí ít ta không thể phủ nhận 2 điều rằng:
– Thứ nhất: Bố mẹ em đã quan tâm đến em đúng nghĩa. Họ đã không quản công sức, thời gian, tiền của….đầu tư và định hướng đúng với khả năng và niềm đam mê của em. Điều này khó lắm đấy! Đặc biệt khi mà xã hội hiện đại ai cũng luôn có chữ BẬN rất lớn.
– Thứ hai: Bản thân em là một đứa trẻ được thừa hưởng IQ từ chính bố mẹ. Em đã biết tận dụng và phát triển nó bằng cách chăm chỉ, nghe lời, sáng tạo, học hỏi ….. đó là điểm mạnh của em hơn nhiều đứa trẻ khác có IQ cao bằng hoặc hơn em. Bởi có thông minh mà không được rèn luyện, không được ứng dụng thì cũng thui chột và bởi KỸ NĂNG TƯ DUY mới là điểm sáng thực tế của IQ. Có Mấy đứa trẻ nghe theo bố mẹ định hướng như em? Có bao nhiêu bố mẹ muốn con mình như em mà không có phương pháp, không nghĩ đến định hướng sớm.
Không phủ nhận em đã được huấn luyện và trợ giúp nhiều từ bố mẹ nhưng ít nhất em và bố mẹ em hiện nay đã rất thành công bởi sự nỗ lực đúng hướng. Chắc chắn nó sẽ mãi mãi là khởi điểm cho những thuận lợi, những thành công tiếp theo của em!
Trả lời