• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Góc chia sẻ / Góc kỹ năng / Kỹ Năng Kiềm Chế Sự Tức Giận

Kỹ Năng Kiềm Chế Sự Tức Giận

31/07/2015 05/04/2019 Phạm Hiền 0 Comment

Kỹ Năng Kiềm Chế Sự Tức Giận

Tức giận là cảm xúc mà bất cứ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Nhưng sau khi tức giận nhiều người vẫn nói “Giá mà mình đừng tức giận”. Đơn giản bởi có rất nhiều điều mà khi tức giận bạn khó lòng mà có thể suy nghĩ một cách thấu đáo để giải quyết. Vì vậy bạn nên trang bị cho bản thân mình kỹ năng kiềm chế sự tức giận.

Cảm xúc của con người do con người tạo ra và nó ảnh hưởng đến mọi hành vi, mọi quyết định liên quan đến cuộc sống của bạn. Có thể chia ra làm 4 nhóm trạng thái cảm xúc cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng thường xuyên phải trải nghiệm như: vui, buồn, sợ hãi, tức giận. 

Xem video chia sẻ của Chuyên gia Phạm Hiền về kỹ năng kiềm chế cơn tức giận.

Các trạng thái vui, buồn, sợ hãi chỉ là trạng thái đơn lẻ và chúng chỉ ảnh hưởng đến một mình chủ thể của cảm xúc đó chứ không liên quan đến ai. Tuy nhiên, tức giận lại gây ảnh hưởng đến từ 2 người trở lên, nó có thể biến thành cơn “cuồng phong” hai chiều mang sức tàn phá cả về vật chất lẫn tinh thần, làm hỏng các mối quan hệ, đồng thời có thể để lại hậu quả nhức nhối cho bản thân và xã hội chỉ sau 1 giây.

Để tạo cho mình kỹ năng kiềm chế sự tức giận, các bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

1. Rèn luyện nguyên tắc kiểm soát bản thân tránh xung đột mọi lúc, mọi nơi:

– Nuôi dưỡng tư duy cảm xúc tâm hồn

– Trau dồi ngôn ngữ giao tiếp tích cực

– Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao

2.  Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn bằng một trong các cách:

– Uống nước lạnh từng miếng nhỏ

– Phân tán tầm nhìn sang quan sát cảnh, vật tại các nơi khác xung quanh

– Vò giấy trong tay hoặc xé giấy thành các miếng nhỏ

– Hãy đến nơi nào đó vắng hoặc vào phòng bật thật to ti vi và hét cho đến khi thấy nhẹ người.

– Hãy nhắm mắt và xoa tay vào nhau 1 cách chậm rãi, và thở thật đều

– Hãy nói trong tiềm thức “Chuyện này đối với mình quá nhỏ, không thèm chấp”

– Năm chặt tay kiềm chế hành động tiêu cực

– Tập trung năng lượng làm việc hoặc hít thở thật sâu

– Tự phân tích và tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự tức giận trong tiềm thức

Với mỗi người kỹ năng kiềm chế sự tức giận là vô cùng quan trọng. Trong công việc, nếu bạn biết cách kiềm chế tức giận thì nó sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn hơn cũng như không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với các đồng nghiệp. Trong cuộc sống hàng ngày, chính sự kiềm chế tức giận sẽ giúp bạn bảo vệ các mối quan hệ cũng như được tiếng là khéo léo. Nhưng tùy từng trường hợp mà ứng xử chứ đừng kiềm chế trong tất cả mọi trường hợp bạn nhé!

Xem thêm: Một chút suy ngẫm cho cuộc sống

Category: Góc kỹ năng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    About Phạm Hiền

    Xin chào! Tôi là Phạm Hiền. Blog này được lập ra với mục đích hướng dẫn cho tất cả mọi người về kỹ năng quản trị cuộc đời (nuôi dạy con cái, hôn nhân gia đình, công việc và xã hội)

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền