Ứng xử thế nào khi con nói dối là một trong những điều mà cha mẹ phải phiền lòng với trẻ trong quá trình nuôi dạy con. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều cố gắng dạy con thành thật và trung thực. Khi một đứa trẻ nói dối, nó có vẻ như là một đánh giá tiêu cực cá nhân về khả năng làm cha mẹ của chúng ta.
Điều thường thấy nhiều bậc cha mẹ thất vọng với những lời nói dối hơn là tìm hiểu điều gì phía sau lời nói dối. Nếu chúng ta gặp phải vấn đề này với con cái thì chúng ta phải nhớ rằng cách suy nghĩ của một người sẽ tiến hóa theo thời gian. Vì vậy hãy ứng xử thế nào cho đúng cách khi con nói dối để con không phát triển chệch hướng về sau.
1. Nguyên nhân khiến con nói dối
Nguyên nhân trẻ hay nói dối được chia ra theo từng giai đoạn của tuổi
– Từ 5 tuổi trở xuống: Do bé chưa nhận thức được nhiều và đôi khi nói theo cách tưởng tượng của bản thân để được bố mẹ khen hoặc bản thân đang mong ước nó.
– Từ 6 tuổi đến 11 tuổi: Bé nhận thức được hơn nên nói dối để đạt được điều mình mong muốn hoặc tránh bị phạt, bị mắng.
– Từ 12 tuổi trở lên: Lúc này các em đã bước vào thế giới của người lớn, vì vậy nói dối để đạt được điều mình muốn, để bố mẹ không mắng hoặc để bố mẹ không can thiệp quá sâu vào đời tư của mình.
2. Các biểu hiện khi con nói dối
– Phản ứng nhanh bằng các cụm từ “không phải con”, “con không làm” hoặc có thể đổ lỗi cho ai đó.
– Lúng túng khi bị hỏi dồn dập
– Quan sát kỹ thái độ của người hỏi hoặc nhìn lảng đi chỗ khác
3. Ứng xử thế nào khi con nói dối?
Với những trường hợp các em đã nói dối quá nhiều, thậm trí nói dối thuần thục, không còn ngượng nghịu thì có cách nào chấm dứt tình trạng trên? Các bậc phụ huy có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
Thứ nhất: Không tạo cơ hội cho con nói dối bằng cách thay bằng dùng các câu nói “Ai làm thế này?” “con làm phải không?” cha mẹ nên dùng “Nào chúng ta cùng dọn?, “ Theo con thì tại sao điều này xảy ra? “Con có cách nào để lần sau không như thế?”
Thứ hai: Không mắng hoặc phạt khi phát hiện con gây ra lỗi mà phân tích cho con hiểu về việc con đã sai và hãy rút kinh nghiệm lần sau, đồng thời hướng dẫn cho con thực hiện.
Thứ ba: Phân tích cho con phân biệt được loại nói dối vô hại và có hại giúp trẻ phân biệt được để không có những nhận thức sai lệch khi lắng nghe xung quanh.
Thứ tư: Do bất kỳ lý do gì phải nói dối dù vô hại cha mẹ không nên nói trước mặt con cái
Phụ huynh nên nhớ rằng nói dối là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của con. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà mức độ nói dối cũng khác nhau. Nếu cha mẹ không kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, có cách ứng xử thế nào cho đúng khi con nói dối, thói quen nói dối sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Chúc bạn thành công!
Trả lời