Ứng xử thế nào khi con cái chống đối và cãi lời bố mẹ có lẽ là câu hỏi được tìm kiếm trên google khá nhiều trong cách nuôi dạy con trẻ. Đặc biệt trẻ em khi bước sang độ tuổi cấp 2 thường có những biểu hiện cãi lời, ngang ngược, chống đối cha mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu và bố mẹ ứng xử thế nào khi con cái chống đối và cãi lời?
1. Nguyên nhân con cái chống đối và cãi lại bố mẹ
Thứ nhất: Do cha mẹ chưa thay đổi theo sự phát triển tâm sinh lý của con. Ở độ tuổi này các em đã đến tuổi dạy thì và đang tập làm người lớn mà cha mẹ vẫn dùng các nguyên tắc giáo dục như đối với khi con còn nhỏ.
Thứ hai: Giữa cha mẹ và con cái cùng xảy ra sự tranh giành quyền lực. Cha mẹ dễ tức giận và càng muốn khẳng định uy quyền của mình vì nghĩ rằng mình bị xúc phạm, bị thách thức khi con không có những hành động hay lời nói theo ý mình. Mặt khác con cái muốn được độc lập, được tôn trọng và bình đẳng như người lớn mà không được nên cố cãi lại, chống đổi khẳng định cái tôi của bản thân
2. Ứng xử thế nào khi con cái chống đối và cãi lời bố mẹ?
Thứ nhất: Kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp với con
– Dùng các từ ngữ nhẹ nhàng để đáp lại con, tránh nóng giận và dùng những lời lẽ chất vấn, tra hỏi, áp đặt và công kích khiến trẻ
– Không tranh luận sâu về những yêu cầu với con mà chỉ đặt ra các câu ngắn gọn: Cha mẹ không muốn gì? Nhưng hy vọng gì? Khi nào? Và nếu không được thì sẽ ra sao?
– Nhìn nhận các vấn đề diễn ra từ con theo hướng tích cực: Công nhận các việc con mình đang làm chỉ là để tập làm người lớn.
Thứ hai: Cùng con đưa ra các quy ước, nguyên tắc, giới hạn trong việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái để tránh cao trào và dễ gây xung đột
Thứ ba: Cha mẹ coi con là bạn tri kỷ
– Quan tâm đến sở thích của con, tặng con những món quà nhỏ không đắt tiền nhưng ngộ nghĩnh khi có dịp đi công tác, đi chơi, ngày kỷ niệm…
– Cha mẹ thường xuyên tâm sự chân thành với con những niềm vui, nỗi buồn, những áp lực của bản thân trong công việc.
– Không cãi nhau, bình luận xấu về người khác trước mặt con cái.
– Tôn trọng và thân thiện với bạn bè của con, không dùng bạn bè của con để khuyên nhủ con, không so sánh con với những đứa trẻ khác.
– Thương yêu, tôn trọng, bình đẳng và ngồi cùng nhau để giải quyết các vấn đề nếu có, khen ngợi kịp thời các việc làm tốt của con.
– Hãy thấy con là người lớn và để con tham gia vào các bàn luận và các quyết định trong gia đình.
– Luôn thể hiện sự hài hước hàng ngày trong gia đình giữa cha mẹ và con cái
Với những điều lưu ý trên mối quan hệ của cha mẹ không chỉ được cải thiện đáng kể, cha mẹ biết con muốn gì, cần gì, con cái hiểu cha mẹ hơn và biết những giới hạn mà cha mẹ sẽ cho phép. Từ đó con sẽ không còn cãi lại, chống đối nữa. Vì vậy ứng xử khi con chống đối cãi lời cha mẹ là một kỹ năng rất quan trọng để dạy con đối với các bậc phụ huynh.
Trả lời