- Cần nhất quán phương pháp nuôi dạy con giữa ông bà, cha mẹ.
- Cần có phương pháp và đường lối để dạy con đúng cách.
- Cần có phương pháp để khắc phục các yếu điểm cho con.
- Cần có phương pháp để trị liệu rối loạn phát triển (ADHD, chậm trí tuệ, tự kỷ..)
Nếu bạn đang đơn độc khi con cái bị chẩn đoán vấn đề bất ổn
- Bạn đau khổ khi con bị chẩn đoán chậm phát triển, tự kỷ, ADHD, trầm cảm, tâm thần phân liệt…và bạn cần có người để đồng hành định hướng giúp con đúng ngay từ đầu.
- Bạn đang đơn độc trong cuộc chiến để giúp con và hoang mang chẳng biết sẽ ra sao vì không biết mình đúng hay sai.
- Muốn trực tiếp có chuyên gia tư vấn phương pháp để trị liệu tâm lý và can thiệp khắc phục các yếu kém của con.
Nếu đang thấy bất lực khi con đang có các nguy cơ chệch hướng
- Con chậm phát triển trí tuệ, tư duy và các kỹ năng theo tuổi.
- Con không thể tập trung để học và làm bất kỳ điều gì
- Không thể nói để con nghe lời khiến cha mẹ con cái luôn căng thẳng, xung đột.
- Con nghiện game và công nghệ đến mức không thể kiểm soát.
- Con học sa sút và không chịu học thậm chí phản kháng buông bỏ.
- Con lì, bướng chống đối thậm chí hư hỗn với cha mẹ, thầy cô.
- Con đòi hỏi hưởng thụ, ăn cắp tiền, bắt cha mẹ phải đáp ứng chơi bời.
- Con dùng các chất gây nghiện, a dua bạn xấu, bỏ nhà
- Con thu mình và không chia sẻ với bố mẹ hoặc không cần bạn bè.
- Con bị bạn bè bắt nạt, tẩy chay, dọa nạt thậm chí đe dọa.
Bạn đừng chủ quan khi lẽ ra phải cần chuẩn bị hành trang tâm lý tốt nhất để con đi du học
Trong những năm gần đây có rất nhiều các cha mẹ quyết định cho con du học sớm. Điều rất ngạc nhiên là hầu hết chỉ chú trọng đến ngoại ngữ cho con mà quên đi cuộc sống tự lập nơi xứ người không hề đơn giản. Đến ngay cả người lớn đôi khi còn không thể vượt qua. Đây chính là nguyên nhân đã có rất nhiều các con bị chệch hướng phát triển mà sa đà vào các tệ nạn nghiện game, chất gây nghiện…, có rất nhiều các con phải gồng gánh bản thân để thích nghi nên quá tải mà trở nên trầm cảm, thậm chí nguy hiểm đến bản thân. Hầu hết các cha mẹ có con trong diện này sẽ ít khi dám nhìn vào sự thật mà giấu nó đi cho đến khi con đã bị rất nặng thì đã muộn. Bởi sự không tin vào con mình như vậy, bởi sự sĩ diện ái ngại vì sợ thiên hạ biết…, bởi rất nhiều từ suy nghĩ của cá nhân nên hại con thêm mà không nhận ra.
- Đã có rất nhiều con vì những giấu kỹ áp lực mà sau này cuộc sống rất khổ sở nhưng không bao giờ cha mẹ biết.
- Đã có những đứa con tìm đến game, chất gây nghiện để giải tỏa sự cô đơn, cô độc nhưng cha mẹ không thể biết.
- Đã có nhiều con muốn tìm đến sự tiêu cực để muốn giải thoát khỏi các áp lực, các vấn đề khiến bản thân khó thở nhưng chúng không bao giờ cho bố mẹ biết.
- Đã có rất nhiều đứa trẻ với nhiều vết chai sần chống đỡ khiến bản thân không có niềm tin, thấy bản thân đã hết sức chịu đựng mà trở thành bệnh tâm lý nặng nề.
Đã có rất nhiều con trẻ phải học dở dang bỏ ngang để về VN, nhiều con trẻ học xong có bằng đỏ, vài ngoại ngữ trong tay nhưng không thể hạnh phúc khi không muốn lập gia đình, không làm được việc ở bất kỳ đâu bởi tâm lý không ổn…
Khi vợ chồng li hôn và cần nhất quán trong nuôi dạy con
Bất kỳ con trẻ nào không may mắn khi bố mẹ li hôn sẽ luôn có sẵn các luồng nhân thức, tâm lý, tính cách bất ổn. Sự bất ổn đó ở màu sắc của sự chệch hướng chống đối hay sự cam chịu chấp nhận thì cũng luôn khiến con tổn thương và phát triển không thể như mong muốn. Nếu như cha mẹ là người có trách nhiệm, có tình yêu thương con đúng sẽ luôn hiểu rằng bản thân phải là người thấu hiểu thực sự các góc khuất mà con không thể chia sẻ ra, từ đó giúp con không bị tổn thương quá nhiều.
- Cần đón đầu suy nghĩ và tâm lý để con không bị sốc thậm chí sang chấn.
- Bố mẹ cần hiểu tâm lý của con trẻ trong hoàn cảnh này để đón đầu dạy con đúng giúp con không ảnh hưởng đến đời sống tinh thần trong hiện tại, tương lai.
- Bố mẹ cần có phương pháp và nhất quán dạy con để không khiến con chệch hướng từ sự bản năng bù đắp hoặc bản năng buông bỏ.
- Đón đầu các vấn đề phát sinh sau li hôn để giúp con cân bằng tốt nhất.
Đau đầu vì các biểu hiện bất ổn trong tính cách, tâm lý, nhận thức của con.
- Con bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, tự kỉ, chậm phát triển hoặc không phải vậy nhưng do bố mẹ không biết nên dạy con sai đường lối khiến con bị vậy.
- Áp lực do không thể thích nghi môi trường bạn bè, thu mình cam chịu, hay bị bắt nạt tẩy chay trong một thời gian rất dài và trở nên chống đối hoặc sợ hãi gào thét hoảng loạn.
- Áp lực do sự tự kỳ vọng hoặc bị áp đặt trong kỳ vọng đến mức lo âu, sợ hãi bản thân thất bại, bản thân không đạt cứ xâm chiếm để lấy đi mọi sự tỉnh táo của con.
- Không may gặp góc khuất nào đó khiến con không thể chịu đựng được mà bị sang chấn tâm lý sang dạng bất ổn.
- Các áp lực vô hình từ trong nhận thức, tính cách, cảm xúc của con tạo ra những hố sâu của bế tắc khiến con thực sự mất đi cảm xúc, năng lượng hợp tác trong cuộc sống.
Có rất nhiều các nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều dạng tâm lý khác nhau mà với mỗi người, mỗi con sẽ có những màu sắc riêng để phải được phát hiện khi điều trị. Đó là nhân tố cốt lõi nhất bắt buộc không thể bỏ qua. Điều quan trọng là:
- Phải truy tìm được nguyên nhân gốc tạo ra tâm lý bất ổn để triệt tiêu tận gốc sẽ giúp bệnh khỏi nhanh thay bằng lay lắt để chậm đi giai đoạn cần.
- Phải có sự kết hợp điểu trị cứng, mềm trong sự sàng lọc từng ngày để tìm ra được ánh sáng dù chỉ le lói thôi cũng giúp cho sự chẩn đoán đúng để điều trị phục hồi đúng.
Đã mắc phải căn bệnh tâm lý có nghĩa là con người đã mất đi ý chí, mất đi sự kiểm soát về cả nhận thức, cảm xúc, hành vi, ý chí… vì vậy, dù mắc ở trạng thái nào thì quan trọng phải tìm mọi cách để dần lấy lại được tất cả những thứ đó bằng chính nhận thức, lý trí của người bệnh!
Đặc biệt sự lạm dụng thuốc trong chẩn đoán và chữa bệnh tâm lý, sự thiếu hiểu biết về các nguyên căn tâm lý… đã vô tình khiến cho các con, những người mắc phải dường như khó có cơ hội để phục hồi lại bình thường như ban đầu.
Khi con có các dấu hiệu sau cần tư vấn ngay để đón đầu ngăn chặn các bất ổn:
- Lì, bướng, chống đối, phản kháng bất hợp tác cao
- Luôn mất kiểm soát cảm xúc và hành vi
- Sa đà game, mạng xã hội và ham chơi, a dua bạn xấu…
- Không có trách nhiệm bản thân, gia đình và buông bỏ học tập
- Hư hỗn với cha mẹ, thầy cô và vướng vào chất gây nghiện.
- Đòi hỏi, đổ lỗi, nói dối, ăn cắp.
- Không muốn đi học trong căng thẳng sợ hãi.
- Không có bạn chơi trên lớp, hay bị bắt nạt.
- Ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc, giấc mơ gào thét hoặc khóc trong đêm.
- Cắn móng tay và các hành vi thừa thãi vô thức.
- Đang hiền lành trở nên gầm gừ cục cằn đánh bạn.
- Không thể tập trung được trong lúc ngồi học.
- Phản kháng lại thầy cô giáo và gào thét, phá phách trong lớp.
- Ghi nhớ không đều, nhớ nhớ quên quên.
- Không muốn tư duy, cứ nghĩ là căng thẳng.
- Bi quan, tự ti với tư duy tiêu cực.
- Con luôn tức giận, gào thét, thậm chí đập phá đồ đạc mất kiểm soát khi bộc phát không như mong muốn hoặc đôi khi không có chuyện gì vẫn hành động vô thức như vậy.
- Tiếng nói nhỏ trong đầu xui con hết làm cái này lại làm cái khác, nó cứ liên tục văng vẳng trong đầu con đến mức con phát điên.
- Ích kỉ và ghét tất cả mọi người khi con gặp vì mọi người cứ nhìn con như là con bị điên ấy.
- Đánh em, đánh bạn vì nhìn ngứa mắt và tưởng tượng mình sắp bị chúng nó đánh.
- Thái độ nhơn nhơn cợt nhả, trêu ngươi để trả thù người trước kia hay chửi, đánh mình.
- Không ngủ được, không làm được gì, cứ lừ lừ vào ra cười khẩy nhưng ngây dại.
- Lúc nào cũng nghĩ đến ra lan can dọa nhảy xuống chết khi bố mẹ bắt đi học hoặc yêu cầu làm gì đó.
- Con hay lẩm bẩm một mình hoặc cười ngây dại vô thức mọi lúc mọi nơi.
- Xuyên tạc và méo mó lối tư duy một vấn đề theo chiều tiêu cực như nghĩ ai đó muốn hại mình, nói đến bạo lực thậm chí chém giết.
- Con mất kiểm soát cảm xúc trong vô thức khi luôn nổi nóng tức giận bộc phát.
- Con bị ảo giác chụp hình lại các hành động bạo lực và đòi vận hành theo. Lúc ngây ngô ngoan hiền nghe lời, nhưng lúc lại tỏ ra rất hung hãn để phản kháng, chống đối mạnh mẽ bất kỳ ai nếu trái ý mong muốn của mình.
- Con hay khó ngủ và hay mơ hoặc lảm nhảm, cười một mình trong đêm.
- Ánh mắt láo liêng, gườm gườm xoi xét để chỉ tìm cách gây sự chú ý bằng chửi hoặc nói trêu tức người khác hoặc nhổ nước bọt…, nhưng có lúc lại thấy buồn rầu thu mình…
- Không quan tâm và cảm nhận được bất kỳ vấn đề gì, bất kỳ ai mà chỉ bản năng vô thức cá nhân muốn gì thì làm đó không phân biệt nguy hiểm.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã, không có năng lượng.
- Hay mất ngủ hoặc buồn ngủ vặt trong ngày và ngủ vô thức.
- Con thu mình trong phòng không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai.
- Luôn thấy sợ hãi, căng thẳng trong giấc mơ.
- Không thể tập trung khi làm việc gì đặc biệt học tập.
- Trí nhớ ngắt quãng, phản xạ tư duy thụ động vô thức.
- Con giao tiếp kém, khó khăn, diễn đạt ngắt quãng thiếu ý nghĩa.
- Lúc thì dằn vặt bản thân, lúc lại tự nhiên đập phá, gào khóc đổ lỗi trong bất lực
Khi cha mẹ, ông bà không nhất quán hoặc chưa biết bản thân dạy con đúng hay sai
Mỗi đứa trẻ mỗi màu sắc khác nhau nên không để bắt chước người khác để dạy con hoặc hoài niệm xưa của mình để cho rằng con mình cũng vậy. Đặc biệt sự không nhất quán trong nuôi dạy chúng sẽ khiến cha mẹ vô tình tạo ra các lỗ hổng, tạo ra các bẫy để con phát triển chệch hướng.
- Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược khiến con không thể nghe lời ai và lì, bướng, chống đối khiến bố mẹ bất lực.
- Vợ chồng luôn căng thẳng cãi nhau chỉ vì xung đột cách và phương pháp dạy con.
- Bố mẹ không có phương pháp dạy con nên luôn lộn xộn khiến con ngầm nuôi dưỡng các bất ổn để khi lớn lên phát tác ra thì đã muộn.
- Ông bà can thiệp, chồng mặc kệ và chỉ một mình gánh vác dạy con đến mệt mỏi, bế tắc.
- Bố mẹ cần hiểu về con và biết các phương pháp dạy con đúng với chính con, nhất quán trong cách nuôi dạy con.
Bạn loay hoay không biết phải chọn trường cho con như thế nào để không mắc sai lầm
Đầu tư học tập cho con như thế nào cho đúng. Đặc biệt cho con học môi trường nào từ mầm non cho đến các cấp là bài toán đôi khi khá khó với các con có các biểu hiện nhạy cảm như tâm lý yếu, chậm hoặc có các dấu hiệu không mong muốn khác. Khi xã hội càng có nhiều sự lựa chọn thì việc chọn trường cho con như thế nào cho đúng càng khó hơn.
- Nhận diện khả năng của con để quyết định con học mầm non, tiểu học, cấp 2, cấp 3, ĐH trường nào để không mắc sai lầm và hối tiếc vì thui chột hoặc chệch hướng con.
- Không biết sẽ phải xây dựng lộ trình kế hoạch đầu tư học tập cho con như thế nào để tốt nhất và an toàn nhất.
Bất kỳ biểu hiện nào trong các tình huống hoặc với ai nếu thấy bản thân hoặc con thực sự áp lực, thấy hoang mang và cứ phải gồng mình đến mệt mỏi thậm chí tuyệt vọng hãy đừng chủ quan. Danh giới của sự lo lâu, sợ hãi hoặc căng thẳng quá mức dẫn đến các chứng tâm lý là rất mong manh.
- Không thể để mắc rối loạn lo âu hay trầm cảm rồi mới chữa thì đã muộn.
- Không thể để mắc chứng tâm thần phân liệt rồi thì đã không kịp để trở lại bình thường.
Hãy cần được tư vấn ngay khi bản thân hoặc con đã có những gợn nhỏ của sự căng thẳng, loay hoay và bất an để không bị nuôi dưỡng tinh thần tuyệt vọng!
Trả lời