Test năng lực Tư duy – Tâm lý – Tính cách – Khả năng của con và Tư vấn đón đầu ngăn chặn các bất ổn khiến con phát triển chệch hướng
Nếu con có các biểu hiện sau hãy đăng ký Test và tư vấn
- Con nhút nhát không có bạn chơi, hay bị bạn bắt nạt, tẩy chay.
- Con không học được, hổng kiến thức, bất hợp tác khi phải học.
- Con chậm ngôn ngữ, giao tiếp kém, không chịu giao tiếp
- Con kiểm soát cảm xúc, hành vi kém hay tức giận đánh bạn, phản kháng thầy cô.
- Con không thể tập trung học, tư duy thụ động, ghi nhớ kém, không chịu tư duy.
- Con lì, bướng, chống đối, bất hợp tác, phản kháng trong các vấn đề với bố mẹ
- Con có dấu hiệu chậm phát triển, tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Con có suy nghĩ tiêu cưc, luôn nghĩ hoặc hành động cực đoan.
- Con trầm, không muốn giao tiếp với ai, thu mình trong thế giới riêng hoặc thế giới ảo.
- Con mất ngủ, có tiếng nói nhỏ xui khiến, dễ nổi nóng phá đồ.
- Con hay kêu đau bụng, đau tim, khó thở khi phải suy nghĩ.
- Con sa đà thậm chí nghiện game, nghiện điện thoại và công nghệ.
Bố mẹ không thể mãi để nước đến chân mới nhảy và nhảy không kịp
Với các con từ 2 đến 5 tuổi nguy cơ nuôi dưỡng hội chứng tăng động giảm chú ý hoặc nguy cơ bị chậm phát triển rất cao.
- Nhiều bố mẹ thấy con hiếu động, nghịch ngợm và cho rằng trẻ phải như vậy để rồi khi con vào lớp 1 không thể ngồi yên lâu để tập trung học hoặc tham gia hoạt động có nguyên tắc quy định, đi lại tự do trong lớp khiến cô giáo kêu than thì đã muộn => Bẫy của sự hiếu động khiến con có vấn đề.
- Nhiều bố mẹ thấy con cái gì cũng hỏi, liên tục và ghi nhớ mọi thứ xung quanh nên chủ quan tự hào con mình rất thông minh chỉ khi con từ lớp 4 trở lên mới phát hiện ra con chẳng có tư duy thì đã không kịp.=> Bẫy của trí thông minh hại con.
- Nhiều bố mẹ không chịu nhìn vào sự thật các yếu điểm của con trong độ tuổi này mà luôn cho rằng lớn lên con sẽ thay đổi mà không biết rằng đó là sự ích kỷ cố thủ để rồi khi các bất ổn thành tính cách, thành nhận thức và thói quen bất ổn thì con đã mất đi quá nhiều cơ hội để được phát triển tốt nhất => Bẫy của sự bàng quan khiến con bị lãng phí.
- Ai cũng hiểu 6 năm đầu đời phát triển phải đạt tới 50% gốc của giai đoạn trưởng thành nhưng ít bố mẹ thực sự vào cuộc đón đầu dạy con, đón đầu phát hiện các yếu điểm để giúp con khắc phục nên làm lãng phí con ngay trong những năm này mà không hay => Bẫy của sự không hiểu biết tới nơi khiến con bị giới hạn.
Với các con từ 6 đến 10 tuổi nguy cơ nuôi dưỡng các rối loạn lo âu, các áp lực, các tính cách và nhận thức bất ổn cho các độ tuổi dậy thì
- Nhiều con ở mầm non rất hồn nhiên vô tư nhưng khi vào lớp 1 trầm lại và thu mình từ đó nuôi dưỡng các rối loạn lo âu nhưng bố mẹ không nhận ra để rồi nó sẽ nuôi dưỡng các bất ổ tâm lý cho các tuổi tiền dạy thì và dạy thì => Bẫy của sự yên tâm khiến con bất ổn.
- Nhiều con có thể hồn nhiên, vô tư trong 2 năm đầu tiểu học nhưng từ lớp 3 trở lên bắt đầu có những dấu hiệu áp lực từ bạn bè, không có bạn chơi, bị tẩy chay…nhưng bố mẹ bỏ qua mà không nghĩ đến sự tổn thương đang âm ỉ trong con để trở lên bất ổn trong tính cách, tâm lý, hành vi cho các độ tuổi tiếp theo => Bẫy của sự hồn nhiên khiến con lơ lửng không có kỹ năng thích nghi chiều sâu.
- Nhiều con trong 2 năm đầu tiếp thu bài học như các bạn khác, thậm chí tốt hơn nhưng từ lớp 4 trở đi bắt đầu con học kém dần, không muốn học, khi phải nghĩ sẽ căng thẳng đau đầu, bất lực, không thể tập trung, trí nhớ giảm sút => Bẫy của sự cho rằng con học giỏi khiến con không có khả năng tư duy khó.
- Ai cũng cho rằng vào cấp 2 con sẽ thay đổi và lại chờ đợi nhưng không biết rằng nó đã hình thành tất cả các vấn đề này trong 10 năm gốc để tuổi dạy thì sẽ trở nên khó khăn hơn trong sự phát triển đúng hướng => Bẫy của sự chờ con lớn khiến con hình thành nhiều vấn đề không mong muốn.
Với các con từ 11 đến 14 tuổi nguy cơ nuôi dưỡng trầm cảm, tâm thần phân liệt và sự chệch hướng trong tính cách, thái độ, hành vi.
- Nhiều con tiểu học rất ngoan, học tốt nhưng vào lớp 6 bắt đầu học hành sa sút, lười và muốn buông bỏ học tập => Bẫy của đứa trẻ ngoan chỉ biết học nhưng bằng sự giúp đỡ nhiều của bố mẹ hoặc chăm chỉ hình thành nhưng nhút nhát, tư duy chủ động yếu.
- Nhiều con vào cấp 2 lì, bướng, chống đối và các bố mẹ khảo nhau, dạy nhau rằng tuổi này nó vậy, lớn lên khắc thay đổi mà không hiểu rằng có những đứa trẻ có thể thay đổi, nhưng có đứa trẻ không thể. Không có bố mẹ nào khẳng định được con mình ở ngưỡng nào. Để đến khi mất kiểm soát trong dạy con thì đứa trẻ đã khó để thay đổi tốt hơn. => Bẫy của sự hiểu biết không đúng khiến con chệch hướng.
- Nhiều con có các biểu hiện lười biếng, chẳng làm gì, chẳng học.., phải thúc giục trong bất lực nhưng cho rằng chấp nhận được để chờ con thay đổi cho đến khi con không thể học được nữa, nghiện game, sa đà bạn xấu thì đã muộn => Bẫy của sự chủ quan không ngăn chặn kịp thời ngay khi các bất ổn đầu tiên xảy ra.
- Nhiều con lớn rồi nhưng vẫn trẻ con vô tư như tiểu học, chẳng có mục tiêu, không có nguyên tắc, cứ bản năng tự do nên cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Để đến khi con vào cấp 3, thậm chí phải khi vào ĐH thì mới phát hiện con chẳng thể làm được gì. => Bẫy của sự bản năng hồn nhiên khiến con không thể lớn.
14 năm đầu là nhưng năm bản lề để hình thành nên một đứa trẻ trưởng thành có thành công hay không. Nhưng rất tiếc nó lại bị không chú trọng để con cứ bản năng tự do phát triển các yếu kém ngày càng dày hơn cho tương lai.
Với các con từ 15 đến 18 tuổi nguy cơ nuôi dưỡng trầm cảm, sự bất mãn và sự chỉ biết hưởng thụ mà không có ý chí phát triển bản thân.
- Đây là hệ lụy của 14 năm đầu đời, bố mẹ cứ cố để thúc ép chúng chăm học, thúc ép chúng phải có trách nhiệm, thúc ép chúng không phục thuộc vào điện thoại, không chơi game.. khiến chúng càng ì ra để chống đối, bất hợp tác ngang tàng.
- Bất mãn vì bị bố mẹ ép nghề nghiệp, vì mình bị chọn nghề sai nên học ĐH xong cũng chẳng muốn làm gì, mọi thứ đã có bố mẹ lo, đi làm không hứng thú, đi làm khổ không chịu được…, ở nhà chơi game, đi chơi cho sướng cái thân…
Hãy nhớ rằng 100 đứa trẻ chỉ có 1 đến 2 đứa trẻ có khả năng tự lĩnh hội thay đổi và phát triển mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ cha mẹ nên đừng chủ quan khi ta chưa biết con mình có trong 1 và 2 đứa trẻ kia không. Cần lắm sự tỉnh táo đón đầu để tỉ mỉ định hướng cho con.
Một số lưu ý khi tham gia Test và tư vấn
- Khi đến Test và tư vấn bắt buộc phải có mẹ đi cùng con, nếu có bố hoặc ông bà (nếu ở cùng) sẽ tốt nhất để có cơ hội nhất quán nhận diện và các phương pháp tương tác với con.
- Đây là chương trình Test tìm ra các góc khuất bất ổn và nguyên nhân gây nên để có phương pháp giúp con nên không tránh khỏi sự va đập khi phải nhìn nhận vào sự thực điểm yếu của con. Nó đòi hỏi bố mẹ phải có thái độ cầu thị để không cảm thấy tự ái, không vui.
- Mỗi buổi Test, tư vấn sẽ có nhiều các cha mẹ, các con tham gia và do không biết tình trạng từng con như thế nào nên các bố mẹ cần đến đúng giờ, mặt khác không tránh khỏi sẽ phải chờ lâu nên cần trân trọng sự chờ đợi cùng nhau ( Hãy nhớ bản thân đang có sự ưu tiên được nhận gói miễn phí này).
- Đây là chương trình Test và tư vấn miễn phí trực tiếp với chuyên gia hoặc bác sỹ hoặc các nhà chuyên môn về quản lý giáo dục.
- Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng khi đăng ký buổi Test này và nếu đăng ký mà có cơ hội cần chuẩn chỉnh tham gia để không ảnh hưởng đến sự văn minh trong đăng ký và không ảnh hưởng đến cơ hội của người khác. Nếu có lịch bận cần báo trước 1 ngày để dành cơ hội cho người khác vì một buổi Test chỉ có giới hạn số lượng nên đang còn nhiều cha mẹ và con đang phải chờ đợi để có cơ hội.
Thân mến!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI ĐÂY
Trả lời