• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Blog / Tâm lý hội chứng / Tìm hiểu về trầm cảm mức độ nhẹ

Tìm hiểu về trầm cảm mức độ nhẹ

19/03/2021 19/03/2021 Admin 0 Comment

Tìm hiểu về trầm cảm mức độ nhẹ, trầm cảm hiện nay đang là chứng bệnh ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Trước đây vấn đề này không được coi trọng thậm chí có nhiều người coi là tầm phào, quan trọng hóa vấn đề lên. Nhưng đôi khi những người mới chỉ mắc trầm cảm ở mức độ nhẹ các biểu hiện chưa được rõ ràng khiến người bệnh, người nhà chủ quan dẫn đến bệnh ngày càng nặng và việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 25%. Chính vì thế bất cứ ai ở một thời điểm nào đó cũng dễ bị mắc trầm cảm. Bệnh không giới hạn độ tuổi hay giới tính và sẽ thường gặp ở những người bị tác động mạnh, tiêu cực, có những cú sốc trong cuộc sống như: ly thân, ly dị, thất nghiệp, thất tình…

Cần phải có những lộ trình điều trị bệnh trầm cảm từ khi mới phát hiện. Khi mới bắt đầu bị bệnh nhân mới chỉ bị ở mức độ nhẹ, các biểu hiện còn chưa quá mức mất kiểm soát, chưa gây ra các hành vi nguy hiểm và vẫn có cơ hội phục hồi cao. Nhưng trên hết người nhà cần hỗ trợ tối đa, là chỗ dựa cho chính người bệnh song song với các phác đồ điều trị của bác sĩ. Bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.

2. Biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ nên các biểu hiện của trầm cảm sẽ không được rõ ràng tuy nhiên sẽ có 2 biểu hiện chủ yếu:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài ra sẽ đi kèm 1 số các biểu hiện (tùy thuộc từng bệnh nhân):

  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mệt mỏi
  • Dễ không kiểm soát được cảm xúc, các hoạt động chậm chạp
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề
  • Hay thất vọng về chính bản thân
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử

bạn sẽ chẳng được gì

 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nhẹ

Trầm cảm mức độ nhẹ có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường do 2 nhóm nguyên nhân điển hình sau:

  • Do sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.

  • Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh

Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy thông thường kích thích tạm thời và có tác động mạnh tới thần kinh nhưng khi không dùng thường khiến cho người bệnh cảm giác thiếu thốn, mệt mỏi, ức chế. Do đó không nên dùng Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.

Trầm cảm nhẹ sẽ có cơ hội khỏi bệnh cao nếu như được chẩn đoán nhanh, có phác đồ điều trị rõ ràng và được người thân đồng hành hỗ trợ. Đừng chủ quan bởi có thể khiến bệnh nặng lên và có những dấu hiệu tiêu cực: tự tử, làm đau mình

Bài viết liên quan

  • Hậu quả nặng nề của bệnh trầm cảm
    Hậu quả nặng nề của bệnh trầm cảm
  • cảm ơn
    Cảm ơn!
  • chỉ số cảm xúc
    Chỉ số cảm xúc - Tỉnh táo trong cảm nhận để sống tích cực
  • Chuyên gia tâm lý chỉ rõ những biểu hiện của bệnh trầm cảm mà nhiều phụ nữ mắc phải
  • hãy ngồi yên và ngoan
    Hãy cảm ơn bạn sẽ thấy bình an

Category: Tâm lý hội chứng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền