Cuộc sống thật tuyệt vời kể từ khi bạn được làm cha mẹ. Không có cha mẹ nào không yêu thương con nhưng cách yêu của mỗi vị phụ huynh lại khác nhau và bạn cần phải yêu thương con đúng cách. Vậy thương con thế nào cho đúng?
1. Đừng làm khổ con
Bố mẹ ngày nay thương con rất nhiều cung bậc mâu thuẫn nên làm khổ con mà không nhận ra.
- Lúc vui thì luôn tự đáp ứng cho con hoặc sẵn sàng đáp ứng khi con đòi. Khi tâm trạng có vấn đề thì con xin lại sẵn sàng la hét, quát mắng, cấm đoán…, thậm chí ném bỏ, đập nát…. à Con chẳng hiểu phải làm như thế nào để có nên cứ đòi là đòi, được thì được mà không được thì bị mắng, hay đánh cũng được.
- Lúc con còn nhỏ thì thi nhau nghĩ hộ, làm hộ, quyết định hộ con, bao bọc con. Khi con lớn dần lên vì quen không phải nghĩ, không phải làm…., nên bị cho là lười biếng, không có trách nhiệm, chậm chạp, dốt…, à Con chấp nhận miễn không phải làm là được.
- Lúc nóng giận thì sẵn sàng quát mắng thậm chí cho con đòn roi. Khi nguội thì lại xuýt xoa thương xót khiến con thực sự chẳng biết mình sai hay đúng chỗ nào à Con thấy bản thân chẳng có lỗi gì, bị oan ức từ sự vô lý của bố mẹ.
- Khi con mắc bất kỳ lỗi hay vấn đề gì mà bạn không cho phép thì bản thân chúng đã đang cảm thấy lo lắng, hoang mang, thậm chí sợ hãi cao độ… Bởi vậy, thay bằng quát mắng, đánh con hoặc hỏi dồn dập TẠI SAO hãy TRẤN AN con và cùng con phân tích nhìn ra HẬU QUẢ sau đó nói cho con biết SỰ KHÔNG HÀI LÒNG, CẢM XÚC KHÔNG VUI hoặc ĐANG CẢM THẤY TỨC GIẬN… trong bạn như thế nào và bạn đang CỐ GIỮ BÌNH TĨNH ra sao, lúc đó con bạn sẽ CẢM THẤY BẢN THÂN CHÚNG ĐÃ THỰC SỰ CHƯA ĐÚNG…. và cứ kiên trì như vậy với mỗi lần bạn cho là con có vấn đề thì bản thân các con sẽ tự thay đổi và hiểu chuyện hơn trong từng ngày.
- Lúc thấy con có chút không như mong muốn thì sừng sực nóng vội lo lắng và lao vào uốn nắn. Khi qua cơn sốt ruột thì lại không thể kiên trì thêm nữa, bỏ lửng… và khiến con chẳng biết đâu mà đi tiếp nên lại tệ hơn… và sau đó con lại bị cho là hết thuốc chữa… à Con ở ngã ba đường của nhận thức nên không nên.
- Lúc lo lắng cho con thì tìm kiếm không ngơi nghỉ và sẵn sàng quăng cả cục tiền lớn cho con đi học hết chỗ này chỗ khác. Khi đăng ký xong rồi thì sự lo lắng cũng bớt đi và mặc kệ con học được gì thì học, họ dạy gì kệ họ…, đến lúc chợt giật mình hình như con vẫn vậy (thậm chí vì xa rời thực tế học tập của con nên con thay đổi hay không cũng không biết) và chỉ biết nóng vội quy kết là nơi dạy của con kém hoặc bản thân con mình dốt. Sau đó là nghỉ – rồi lại đi tìm – lại đăng ký – lại vẫn vậy – lại nghỉ và cứ vòng tròn luẩn quẩn để con tự bơi trong vai 1 cô hoặc chú chuột bạch giải quyết cảm xúc bốc đồng của cha mẹ… à Con mệt mỏi, áp lực vì chạy đua theo cảm xúc và cảm hứng của cha mẹ.
Hãy bình tĩnh và kiên trì, tỉ mỉ, …, trong từng quyết định liên quan đến con và đã quyết định gì cho con thì càng cần hơn sự đồng hành kiên trì bền bỉ…., để con không phải loay hoay rồi bị cho là hư, dốt… hoặc chẳng thể làm gì.
2. Đừng cứ bản năng
Tâm lý bù đắp cho con những gì con thiếu, những gì con yếu…, thậm chí cho con những gì cha mẹ đã không có, cha mẹ đã không làm được là không sai. Nhưng bù đắp quá đôi khi là sự sẵn có mà vô tình trở nên biến tướng trong lối suy nghĩ đến vô cảm của con cái “đương nhiên đó là trách nhiệm của cha mẹ và cha mẹ phải làm như vậy hoặc đương nhiên con phải được hưởng như thế và cha mẹ phải lo”…!
Tình yêu thương không có tội. Nhưng nếu yêu theo bản năng đáp ứng sẽ khiến con cái phát triển sang một hướng không mong muốn! Bao bọc và muốn con sung sướng nhất, tốt nhất là thiên chức của cha mẹ. Nhưng để con quá đầy đủ đôi khi sẽ khiến con không biết đâu là thiếu, đâu là khó, đâu là khổ…, thậm chí đâu là đủ để biết trân trọng!
Hãy thay đổi tư duy con cái là của để dành hoặc con cái là sổ bảo hiểm của cha mẹ khi về già!
Trả lời