Cha mẹ là người thầy đầu tiên dạy con sự nhận thức, tâm lý, cảm xúc. Chính vì vậy cha mẹ là tấm gương mà con noi theo để học hỏi. Chúng ta luôn muốn con mình hiểu chuyện, lịch sự trong xư xử để con được yêu quý, bố mẹ được mát mặt vì con ngoan. Tuy nhiên, có những thói quen xấu ảnh hưởng đến con mà nhiều khi ta lại không nhận ra.
Hãy nhìn vào góc trải nghiệm chân thực nhất của đời thường để thấy những thói quen xấu ảnh hưởng đến con mà không phải do nền giáo dục hay do xã hội!
- Sự thiếu tôn trọng tập thể: Nếu không phải bị bắt ép hoặc bị phạt tiền hoặc phải lấy danh tiếng hoặc phải lấy sự quan tâm đến mình, đến con mình thì sẵn sàng đến muộn, sẵn sàng nghỉ không cần báo, sẵn sàng không cần phải áy náy hay xin lỗi nếu chưa đúng hoặc làm sai. Nếu bạn có thói quen này thì rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến con bạn đó.
- Sự đòi hỏi chỉ cho mình: Nếu là tự nguyện hoặc được có thì mặc sức bày tỏ thái độ, hành vi theo sự đòi hỏi theo ý mình, con mình mà không cần quan tâm đến các nguyên tắc, quy tắc, hay mục đích của vấn đề, hay của người khác là gì.
- Sự kêu ca, phàn nàn, chê bai: Cứ không theo ý mình, không vào mắt mình là chê, là kêu ca, nói xấu… trước mặt cả con mà không cần biết đặt mọi thứ vào hoàn cảnh, vào tình huống…. khiến con luôn bị lây lan cảm xúc tiêu cực và tự ấn định mọi thứ, mọi vấn đề như mẹ nghĩ, mẹ nói.
- Sự chụp mũ, hiếu thắng ăn thua: Vận hành giải quyết vấn đề bản năng khi ở nhà cũng như ở môi trường ngoài. Sẵn sàng quát tháo, đôi co với bất kỳ ai về bất kỳ điều gì và cho rằng họ sai, mình đúng với thái độ kể cả hiểu biết hơn người hoặc dạy người hoặc coi thường người.
- Sự dễ dàng tỏ thái độ: Hành vi bất cần hoặc trêu ngươi, cười khẩy khi lắng nghe, khi nói về bất kỳ điều gì với bất kỳ ai chỉ để tỏ cho đối phương thấy mình không thèm chấp hay mình không hài lòng hoặc mình đang cố kiềm chế sự tức giận.
- Sự ích kỷ lo chỉ cho con mình: Luôn cho rằng vì con mà hành động chỉ nghĩ đến con mình từ việc lấy cho con mình ăn no nê mà chẳng cần quan tâm đến các con khác của các cha mẹ khác, cổ vũ cho con mình xong thì về con người khác mặc kệ, con mình phải được ưu tiên trước con người khác không cần quan tâm.
- Sự không có thói quen cảm ơn, xin lỗi, xin phép, chào hỏi cho mình cái quyền không cần làm như vậy hoặc ghét, không thích thì không làm thế thôi.
- Sự tự do ứng xử trên facebook: Thích face đến mức ít rời được điện thoại trừ khi đang tắm, đã ngủ, đang nấu ăn…, còn lại kể cả ăn, xem ti vi vẫn sài đến bến. Cứ tức là bóng gió, cứ thấy người khác chê hay chửi là mình cũng phải góp chửi như vậy.
- Sự cẩu thả, bừa bộn: Làm đâu vứt đó, chồng bày mình cũng mặc kệ hoặc cũng bày cho công bằng. Bạ đâu vứt đó, không cần quan tâm kể cả là bãi rác thì cũng vẫn sống tốt.
- Sự ham chơi và thích cuộc sống tự do không vướng bận: Cổ súy cho việc chơi tụ tập mọi lúc mọi nơi mà không cần biết con đang còn nhỏ mình chưa thể như các mẹ có con đã lớn. Hoặc thậm chí cổ súy nhau cuộc sống đơn thân để hưởng thụ cái quyền tự do tự tại do sự ham chơi vẽ ra.
Rất xin lỗi và đừng tự ái nhé các mẹ! Các mẹ cứ thử suy ngẫm, kể cả thử trải nghiệm thực tế và quan sát con mình mà xem. Hoặc chúng bắt chước rất nhanh những lần sau đó hoặc chúng sẽ tròn xoe mắt ngạc nhiên về mẹ, thậm chí chúng cúi đầu cảm thấy ngại ngần thay cho mẹ trước mọi người.
Với vai trò là chuyên gia tâm lý, Phạm Hiền đã cho phép thả mình vào trải nghiệm thực sự những tình huống như trên và thấy được ánh mắt ái ngại của chính con mình, con thốt lên thắc mắc một cách ngạc nhiên là tại sao hôm nay mẹ lại hành xử như vậy nhỉ? Đó là sự thực đời thường nên bắt buộc chúng ta phải nhận ra và thay đổi.
Trả lời