Sự phức tạp của xã hội khiến con người sống mà cứ phải giấu đi áp lực để cố tự tạo ra sự vui tươi, sự ổn, sống không đúng với chính mình. Cứ mải miết chạy theo mọi thứ khác đi để rồi có những lúc lại tự ngẫm nghĩ mình sống đúng hay sai. Dù thế nào chúng ta cũng không thể phủ nhận có những sự thật, mà phải nhìn vào đó để hiểu nó là quy luật đơn thuần nhưng cần phải biết để phòng tránh, hoặc không được quá để đau đầu.
Bởi chúng ta đang sống trong:
– Một xã hội mà ở đó đầu tư cúng bái không tiếc tiền, thậm chí đóng góp hảo tâm tiền tỷ để xây dựng đền chùa cho mình nhiều lộc và nghe chùa ở đâu chỉ cần hô một tiếng thì người cứ kéo đến cung tiến ùn ùn. Nhưng trường học, bệnh viện thiếu thốn. Kể cả trường vùng sâu xa vẫn chủ yếu từ tấm lòng của các team thiện nguyện nước ngoài và team tự làm của nhóm nhỏ các cá nhân khi đi xin thì khổ sở mới có, ngoài ra phải mất một quá trình mới gom đủ. Chủ yếu vẫn từ những người không quá giàu có tiền tỷ để đi cúng bái mà chỉ từ nhiều tấm lòng nên phải cóp nhặt vật chất. Cúng bái thay cho đầu tư tri thức, cầu may thay cho nỗ lực, tham lam cá nhân thay cho nghĩ đến đại cuộc cộng đồng, đại cuộc của tương lai con em mình, con người. Đừng nghĩ rằng chỉ mình ổn, con mình ổn còn xã hội mặc bay vì mình là người Việt và có ở đất nước nào thì cũng cần phải là người Việt có văn hoá sống để không bị coi thường, dẻ dúng chứ. Sẽ đi đâu về đâu khi nhận thức con người ngày càng chỉ ích kỷ cá nhân mình từ sự mong muốn trên trời ban xuống!
– Một xã hội mà ở đó con người làm mọi thứ chỉ để kiếm tiền thật nhanh, thật nhiều vượt qua khỏi quy định của cho và nhận. Lên mọi vị trí chỉ để kiếm tiền, đường dây kiếm tiền từ thấp nhất, từ cấp trung…, có hẳn đường lối để cứ từng cấp nuôi nhau sao cho thật giàu còn dân thì mặc kệ. Trách nhiệm công việc không quan tâm, chỉ quan tâm chỗ nào, nơi nào, cách nào để kiếm tiền mà thôi. Vì vậy, rõ ràng bộ máy quản lý nhà nước của Chính phủ đưa ra là rất tốt (vi mô quản lý đến từng khu phố, tuyến đường), nhưng trong mỗi cụm dân cư đó có những cá nhân với lối sống thiếu văn hoá được bỏ qua, những người bị bịa chuyện, dựng chuyện, oan ức thì chỉ biết kêu hết ngày này đến ngày khác nhưng chính quyền quản lý cao nhất ở đó chuyên đi vắng, không giải quyết, mặc kệ, nên kẻ có tội thành quyền hành, người vô tội thành có tội.
– Một xã hội mà ở đó con người chỉ thích nghe hay, nghe nịnh những thứ mình không có nhưng thấy hay, thấy sướng nên nghe mà huyễn hoặc tưởng mình như vậy. Để rồi khi nghe thẳng, nghe thật thì thấy chói tai, thấy khó chịu, thấy bất công. Toàn những sự giả dối với nhau thì được yêu quý, được tung hô để rồi sống chết mặc bay nếu như có vấn đề gì cần giúp nhau tốt nhất.
– Một xã hội mà ở đó con người luôn cho mình là siêu phàm kỹ năng làm giàu, để rồi kẻ phá sản, kẻ không có nổi một doanh nghiệp hoàn chỉnh, kẻ lừa đảo, đa cấp mang 3 tấc lưỡi đi uốn để dạy những người ham mộng làm giàu nhưng với tầm hiểu biết hạn hẹp, nên cho rằng những người dạy mình rất cao siêu, rất giàu có mà tung hô để rồi vỡ mộng mới biết mình bị lừa. Nghe nhưng không hiểu nó là những kiến thức cóp nhặt lý thuyết và cố tình không hiểu làm giàu chân chính là rất khó và nó phải đi từ sự nỗ lực, từ gốc.
– Một xã hội mà ở đó con người luôn tỏ ra hảo sảng, nhưng ít người vui thật lòng với niềm vui của người khác mà luôn len lỏi sự đố kỵ, thậm chí là sự dè bửu “ừ xem được mấy nỗi”, từ đó dõi theo để chỉ xem người khác sẽ kém đi hoặc thất bại như thế nào (kể cả là bạn bè mang chữ thân nhau cũng khó mà chấp nhận bạn nó hơn mình)
– Một xã hội mà ở đó con người luôn tỏ ra đàng hoàng nhưng lại chấp nhặt nhau, để bụng ấm ức nhau từ nhỏ xíu. Để rồi tưởng mình tốt rồi, ok nhất rồi mà mặc sức chỉ biết đổ lỗi, phán xét người khác thế này hay thế kia một cách công khai hoặc âm thầm, khiến ảnh hưởng đến hình ảnh của họ hoặc biến họ thành người thế này hay thế kia, mà không hiểu vấn đề là ở sự nhỏ mọn của chính mình.
– Một xã hội mà ở đó cái xấu lam toả nhanh hơn cái tốt, với mâu thuẫn khi bản thân thì thích khen nhưng lại hay đi chê bai, nói xấu, phán xét người khác. Và người nghe thì không tinh tế nên cứ nghe là cho rằng người đang bị nói xấu kia sẽ tệ như vậy, mà trở nên ác cảm với họ từ miệng lưỡi của kẻ buôn dưa lê bán dưa hấu.
– Một xã hội mà ở đó ai cũng sợ chịu trách nhiệm và liên đới (từ người dân đến chính quyền) mà bỏ qua những sự nhiễu nhương chí phèo gây hại cho người khác để mặc ai đó có bị ra sao thì họ phải chịu, không liên quan đến mình là tốt nhất.
Một xã hội mà có nhiều vấn đề nó như là quy luật. Vì vậy, dẫu có ra sao cũng đừng trở nên kêu than, bất mãn. Bởi nó chẳng giải quyết được gì nhưng khiến ta áp lực hơn. Hãy nhìn vào các điểm yếu chung để rút kinh nghiệm cho ta không trong số đông này là sự an nhiên nhất cần đạt đến.
Trả lời