Xem thêm: Sống an nhiên – Hết năm rồi đấy!
Tất cả do ta mà ra – Sự không nhìn nhận vào nguyên nhân gốc từ chính ta là nguồn cơn của mọi bất ổn mà con người tự tạo ra.
1. Con người thường dễ tức giận khi:
- Cảm thấy muốn phải theo ý mình nhưng không được.
- Cảm thấy bị thua kém ai đó.
- Cảm thấy không được công nhận khi bản thân đã bỏ ra gì đó hoặc cho rằng đã nỗ lực.
- Cảm thấy bị chạm đến lòng tự ái hoặc sự sỹ diện.
- Tất cả cũng vẫn chỉ là sự đòi hỏi và mong muốn của bản thân mình không đạt được nên khiến ta cứ phải gào thét cái tôi để thể hiện mình đúng người sai.
2. Con người thường dễ khổ khi:
- Có vấn đề gì xảy ra hoặc gây ra thì thay bằng nghĩ đến phương án giải quyết cứ miết mải đi tìm nguyên nhân để dựa vào biện hộ hoặc đổ lỗi hoặc cố chấp ăn thua.
- Khi có nỗi buồn dù nhỏ cũng luôn cứ phải dựa dẫm vào ai đó giúp mình từ đó tạo ra nỗi buồn rất lớn để gặm nhấm nó và càng khuyên hay động viên sẽ càng thấy nỗi khổ đầy hơn.
- Khi cần làm điều gì đó thay bằng tìm phương án và sự quyết tâm thì luôn tạo ra sự trì hoãn và luôn sợ không thể làm được.
- Khi muốn gì đó thay bằng có sự thấu hiểu thì thường chỉ đòi hỏi theo ý mình và căng thẳng tìm mọi lý lẽ biện minh như vậy là xứng đáng.
- Khi đòi gì đó thay bằng thấu cảm sẽ luôn chỉ nghĩ đến đích thoả mãn cái tôi hiếu thắng ăn thua đến mất lý trí.
- Lúc chưa có thì cố xây, lúc có nhiều thì dễ chủ quan mà đạp đổ hết nên mải miết xây lại mãi không thể đạt đến.
Xem thêm: Thấu hiểu để sống an yên
3. Con người dễ tiêu cực khi:
- Cho rằng bản thân luôn là số 1 trong vấn đề nào đó nên bắt buộc người khác phải biết đến điều đó.
- Nghĩ quá nhiều về thái độ, hành vi thậm chí là cánh nghĩ của người khác để cho rằng họ thế này thế kia với mình.
- Luôn thấy không thoả mãn và thường phán xét nếu chệch suy nghĩ của mình.
- Không muốn ai có hơn mình hoặc hiểu biết hay may mắn hơn mình.
- Không cảm nhận được bản thân mình ở vị trí nào nhưng cứ muốn hạ người khác xuống thấp hơn.
- Luôn kêu ca, phàn nàn, biện hộ, đổ lỗi với bất kỳ ai, với bất kỳ điều gì.
- Cứ phải bắt ai cũng phải hiểu mình và tìm mọi cách phải cho họ biết mình biết tuốt về họ để đến khi không được thì thấy bất công.
4. Trong thực tế ta vẫn gặp
- Người say không bao giờ nói mình say.
- Người gây lỗi không bao giờ cho rằng mình mắc lỗi
- Người biện hộ không bao giờ chấp nhận sự thật
- Người cố chấp không bao giờ nhận mình sai
- Người hiếu thắng lại hay thua
- Người muốn được công nhận thì ít được chú ý
- Người lười thì luôn cho rằng mình đã nỗ lực
- Người chẳng có gì lại hay muốn là số một.
- Người càng đòi hỏi càng không bao giờ có
Trả lời