Sống hợp lý để cân bằng hơn. Con người chủ yếu sống bằng cảm xúc. Vì vậy, nếu không làm chủ được nó sẽ mất kiểm soát toàn diện tính cách, hành vi….
1. Hiểu và thấu cảm
Không thể cưỡng cầu bắt người khác phải giống bất kỳ ai hoặc cũng đừng thấy phiền vì bản thân không được công nhận hoặc đừng sống mà cứ phải xét nét nhau. Cuộc sống vốn dĩ vẫn luôn luôn vận hành tự nhiên và con người vốn dĩ cũng luôn bản năng trong sự tự nhiên đó.
=> Bạn ăn món này thấy ngon nhưng người khác có thể không ăn được.
=> Bạn mặc cái áo này rất đẹp nhưng người khác thì có thể mặc không hợp và không đẹp.
=> Bạn thấy vấn đề này không thể chấp nhận được nhưng người khác thấy nó là bình thường và không sao.
=> Bạn thấy cuộc sống như thế này là rất thiếu thốn nhưng người khác cũng giống bạn lại đang thấy ổn.
Bất kỳ vấn đề gì hay thứ gì sẽ luôn hợp lý và tạo sự thích thú hoặc ngược lại luôn thấy vô lý và đáng ghét. Đó là do quan điểm sống của mỗi người khác nhau dẫn đến cách nhìn và sự cảm nhận khác nhau. Vậy nên hãy sao cho sống hợp lý để cân bằng hơn!
2. Hiểu và cân bằng cuộc sống
Lấy bình quân mong muốn và thực tế để bình ổn cuộc sống
=> Sống không kỳ vọng quá để thất vọng rồi bất mãn, nhưng cũng đừng hạ thấp quá mục tiêu để hèn nhát mà bị coi thường.
=> Sống không cầu toàn, kỹ tính quá để luôn thấy khổ vì chẳng có gì như mong muốn rồi chán nản áp lực, nhưng càng đừng tềnh toàng quá để nông nổi luộm thuộm mà mất đi sự cảm nhận tinh tế.
=> Sống không cần quá giàu sang, sa hoa rồi lao lực kiếm để hưởng thụ mà chưa kịp hưởng hết đã chẳng thể hưởng, nhưng đừng cho mình cái quyền số mình nghèo nên cũng vậy thôi, để rồi thoái thác trong ì ạch mà kiếp nghèo mãi đến đời sau.
=> Sống không cần quá ganh đua ai có gì để rồi đố kỵ hoặc tham vọng đến khổ đau mà không đạt được, nhưng càng không được nhìn xuống để chẳng học hỏi được gì mà thay đổi tốt hơn…
=> Sống không cần quá phải bắt bản thân phải tốt để mong ai cũng phải công nhận để rồi luôn thấy bị phản bội, nhưng đừng ích kỷ, đừng ác để hại người mà nhận quả đắng đau thương.
=> Sống không cần quá khoe khoang để khiến người khác cười thầm chế giễu mà trở thành những vai hề, nhưng cũng đừng than nghèo, than khổ để bị chê cười mà trở nên đáng thương.
=> Sống không cần nói quá nhiều để rồi bị cho là lắm chuyện, dạy đời mà uổng đi lòng tốt, nhưng đừng quá im lặng để rồi lạc lõng mà bị cho là không hiểu biết.
=> Sống không cần quá yêu thương cho người để rồi trở thành người phải có trách nhiệm với ai đó mà luôn phải gồng mình gánh vác, nhưng đừng ghét bỏ ai để rồi khiến bản thân xấu xí, buồn phiền.
=> Sống cứ lấy điều giản đơn theo quy luật tích cực của cuộc sống cộng với đích đến cao nhất và chia bình quân để bình ổn tâm hồn và an nhiên hành động.
Khi ta luôn mong muốn cuộc đời dễ dàng, không bao giờ phải khổ hay nghèo đói hoặc đau lòng thì bạn sẽ dễ gặp nhiều sóng gió to hơn. Bởi ta mải mê mong muốn mà quên rằng cuộc sống không đơn giản chỉ là 1 đường thẳng mà nó khúc khuỷu hình sin lên xuống hoặc lúc chìm, lúc nổi… Cứ chốc nhát lại xuất hiện sóng gió hoặc nguy nan. Đang yên ổn lại sóng to gió lớn từ đâu đến bất ngờ…Vì vậy nếu chính ta không quá kỳ vọng cao về cuộc sống phải như ta nghĩ trong màu hồng, trong mặt hồ phẳng lặng…, thì mọi vấn đề không hay xảy đến luôn khiến ta không bất an. Thậm chí luôn giúp ta trân trọng sự quý giá của cuộc sống và hạnh phúc sẽ dễ dàng hơn!
3. Hiểu và bình tĩnh bỏ qua
Khi người nào đó gây ra lỗi với bạn hoặc gây ra lỗi với một người nào khác. Hãy nhớ phải bình tĩnh vì có thể xảy ra một trong 3 trường hợp:
=> Họ cố tình hại bạn hoặc muốn bạn tức giận
=> Do bất khả kháng và họ không muốn cũng phải gây ra vì họ cũng là nạn nhân
=> Do vô tình gây ra mà họ cũng không biết
Vì vậy, thay bằng bạn nghĩ ngay đến quyền lợi của mình, sự cố gắng của mình bị phủ nhận, mình bị coi thường, mình bị hạ thấp để phán xét, đánh giá, phản ứng, trả thù…, ngay bằng sự cố chấp của riêng bạn, thậm chí tạo ra sự phản ứng bầy đàn với nhiều người từ sự nghe truyền đạt trong sự ấm ức của bạn, để mục đích cho người kia nhìn ra họ sai một cách có chủ ý riêng của bạn.
Tại sao bạn không thẳng thắn ngồi với họ để tìm ra 1 trong 3 sự thật trên một cách bình tĩnh và đúng với tâm thế bạn là người bị hại. Bởi nếu không bạn dễ rơi vào 1 trong 3 trạng thái ngược như:
=> Bạn quá tủn mủn, cố chấp, hồ đồ…., nếu do người đó vô tình mà không biết đã gây ra.
=> Bạn quá thiếu sự đồng cảm, tha thứ và gây hại nếu do họ thực sự bất khả kháng không thể khác (vì không nguy hiểm đến tính mạng bạn mà chỉ làm giảm sự sỹ diện hoặc cái tôi của bạn xuống 1 chút thôi).
=> Bạn giống họ thậm chí tệ hơn họ vì họ đã sai mà bạn trả thù, chấp nhặt… thì bạn còn sai hơn họ.
Cho dù bạn rơi vào bất kỳ trạng thái nào thì chính người gây ra lỗi với bạn sẽ không phải ăn năn, hối lỗi, vì coi như họ đã trả hết nợ từ cách cư xử của bạn. Mặt khác họ sẽ ngẩng cao đầu và cười cợt bạn vì trong mắt họ bạn đã xấu xa hơn cả họ thậm chí nhiều người khác cũng nghĩ bạn như vậy khi thấy bạn ứng xử hay hành động như thế.
Trả lời