Có lẽ ít nơi nào mà cha mẹ lại bị quăng ra đường hoặc bị ngược đãi nhiều như ở Việt Nam bởi những sai lầm khi dạy con của các cha mẹ. Vì vậy trước hết hãy dạy con cái làm người, “người tử tế ” trước khi dạy chúng trở thành ông nọ, bà kia.
Dưới đây là những sai lầm khi dạy con của cha mẹ cần tránh để các bậc làm cha mẹ không trở thành cỗ máy phục vụ con cái và đến khi không còn sức thì chúng cho vào loại đã hết giá trị sử dụng hoặc như quả chanh bị vắt kiệt mà chúng có thể vứt bỏ bất cứ lúc nào.
- Luôn được đáp ứng trước hoặc đáp ứng ngay các thứ mong muốn.
Điều đó sẽ hình thành tư duy muốn là phải được và nếu không có sẽ thấy bất mãn, thấy bản thân như là nạn nhân của mọi vấn đề, mọi người hoặc coi thường không cần ý chí, không cần phấn đấu vì cho rằng mọi thứ đã có thậm chí có quá đê dàng. Những đứa trẻ này dễ ngạo mạn, coi thường và luôn có thái độ tiêu cực trong cuộc sống
- Con được phục vụ tận nơi các việc cá nhân hay bất kỳ việc nào khác.
Điều này sẽ hình thành tư duy được phục vụ từ đó luôn cho bản thân là người được quyền có mọi thứ từ người khác và quẫy đạp để không cần phân biệt đúng sai, ảnh hưởng đến ai mà chỉ cần mình có thứ mình muốn là được. Những đứa trẻ này cũng trở nên thụ động, chậm chạp từ não bộ đến hành vi và chỉ sự tiêu cực là phát triển nhanh mà thôi.
- Sai lầm khi dạy con là luôn cho con được nhiều hơn, ngon hơn, tốt hơn.
Như vậy sẽ hình thành tư duy được ưu tiên, ích kỷ khi không thèm quan tâm đến ai, mọi thứ phải là của mình trước tiên. Những đứa trẻ này thường sẽ nhận thức và hành động hiếu thắng, ăn đua, đố kỵ và luôn thấy bất công nếu không đạt được sự ưu tiên hay cho bản thân là số 1.
4. Sai lầm khi dạy con là luôn yêu em hơn con hoặc chê bai không bằng em
Nó sẽ hình thành tư duy đố kỵ, thấy yếu kém, ấm ức, khó chịu. Những đứa trẻ này thường sẽ phát triển trong sức ì bất cần hoặc dán nhãn bản thân chỉ thế thôi nên khó để phát triển.
5. Sai lầm khi dạy con là luôn khen ngợi, bênh vực
Điều này sẽ hình thành tư duy mình là số 1 mà coi thường mọi vấn đề, ngộ nhận chủ quan. Những đứa trẻ dễ không lắng nghe, cho mình là đúng, cho mình là giỏi nên không cần học hỏi thậm chí phản kháng nhận thức.
Quá luôn là không tốt vì vậy hãy cân bằng một cách tỉnh táo để con không trở thành những đứa trẻ được cho là ích kỷ, thậm chí bất hiếu trong tương lai.
Không có đứa trẻ nào không thể tự mặc quần áo, dọn giường, gấp chăn, tự lo cho bản thân những việc cơ bản. Nhưng một đứa trẻ tự lập từ nhỏ sẽ “biết ơn” người khác khi được giúp đỡ các việc mà lẽ ra mình phải tự làm chứ chúng không xem đó là trách nhiệm mà người khác phải làm cho chúng. Điều này giúp chúng trở nên dạn dĩ, biết tự chịu trách nhiệm với bản thân và không trông cậy vào người khác qúa nhiều khi ra xã hội. Vấn đề đặt ra không phải ở chỗ “chúng có làm được các việc đó hay không?” mà ở chỗ chúng tiếp nhận vấn đề trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời mình như thế nào.
Trả lời