Phụ nữ khi yêu thì cảm xúc nhiều quá để luôn muốn và được chiều chuộng, đáp ứng, vuốt ve…, và sự lãng mạn là không thể thiếu. Nhưng trong cuộc sống hôn nhân thì lý trí lại lấn lướt khiến mất đi vị trí của bản thân mình.
1. Quy đổi sự ngọt ngào lãng mạn ra tiền và vật chất
Ngày lễ mà chồng mua hoa về tặng vợ thì rất nhanh sẽ quy ra bao nhiêu tiền, nó có thể mua được những gì để cả nhà cùng ăn hoặc có thể mua được gì cho con thay bằng lãng phí khi hoa héo là vứt đi, chẳng để làm gì. Sau đó là “Thôi lần sau anh không mua hoa nữa nhé, lãng phí” hoặc tệ hơn “Trời sao anh lãng phí thế, hoa hoét làm gì, tiền đó mua được bao nhiêu thứ khác giá trị hơn”. Sau đó tiếp là sự cụt hứng của người đàn ông và chắc chắn không có thêm lần sau. Vậy là anh ta có thể tặng hoa đồng nghiệp, bạn bè…, nhưng vợ thì không bao giờ có nhé, chỉ tiền… tiền… với sự khô như ngói mà thôi.
2. Bất cần kiểu chồng không lo thì thôi không thèm
Luôn thô một cục bắt hoặc bảo chồng phải làm cái này cái kia, phải dạy con, phải dọn nhà, phải giúp vợ…, phải mang tiền về thay bằng tiêu sài hoang phí nhưng anh ta không làm, cứ lì ra và ì sâu hơn thì không cần nữa, mình tự làm, mình tự dạy con, mình tự kiếm để lo cho mình và con. Trong khi chỉ cần ủ mưu một chút để khéo léo nhờ vả, từ từ kéo vào nhiệm vụ từng chút từng chút một thì sẽ dần dần thành công. Nhưng quan điểm vợ nhất quyết không cần khéo không cần tế nhị vì chồng phải tự biết mà làm, còn ông chồng thì “Ngoan thì sẽ làm còn bắt hả, tự đi mà làm” và ra ngoài thì mặc sức ga lăng giúp đỡ mọi người không tiếc.
3. Chiều chồng quá đà vì sợ anh ta đi với đứa khác
Luôn quan tâm phục vụ đến tận răng, khéo léo đến tận răng để nâng chồng lên thành ông hoàng và mình thành giúp việc khiến anh ta đủ quá, đầy quá mà nghiễm nhiên cho rằng vợ phải cần mình, thoát sao được. Sau đó thì bản thân thoải mái hưởng thụ cả trong nhà và bên ngoài. Anh ta ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc và nỗi vất vả của vợ thậm chí dễ coi thường vợ hoặc thấy chán vì vợ nhạt, lôi thôi, không hiểu biết…, nên dễ cho mình quyền được tìm kiếm ai đó mặn hơn.
4. Ghen tuông mù quáng
Luôn kiểm tra tin nhắn điện thoại, hòm thư của chồng để mong tìm kiếm xem nó léng phéng gì không. Không thấy thì lại dùng lời nói bóng gió “có em nào nhắn tin này” hoặc “sao xoá sạch tin nhắn đen thế” hoặc đe doạ “anh mà léng phéng chết với tôi” hoặc chì chiết dán nhãn anh lại thế này anh lại thế kia đúng không? Ngày nào cũng kiểm tra, vài lần một tuần lại chu chéo lên đến phát điên. Điều này khiến anh chồng chán nên đi bạn bè cho vui, vợ dán nhãn nhiều quá nên ám ảnh vào tiềm thức mà dễ làm thật cho có tiếng thì có miếng luôn.
5. Ăn miếng trả miếng với chồng
Chồng bừa bộn mình cũng vậy, chồng đi chơi mình cũng đi chơi, chồng không ăn cơm mình với con ra ngoài ăn để đỡ phải nấu, chồng không quan tâm đến mình thì mình cũng không quan tâm lại, chồng không quan tâm đến anh em nhà mình thì mình không cần quan tâm đến gia đình anh ta. Điều này khiến anh chồng thấy vô can, chẳng có lý do gì phải ở nhà vì có ai chờ mình đâu, đi chơi thoải mái khi cần ngủ thì về.
6. Luôn cho mình hiểu biết hơn, kiếm nhiều tiền hơn, có vị trí xã hội hơn chồng
Luôn chê bai thậm chí hạ bệ chồng trong gia đình, bên ngoài khiến anh ta bất cần, cực đoan mặc kệ giỏi thì tự đi mà lo, tự một mình cày ra mà kiếm, còn mình thì nhởn nhơ không cần cố gắng hay nỗ lực làm gì, càng không cần trân trọng vợ bất kỳ điều gì thậm chí càng tỏ ra uy quyền của đàn ông bằng cách gia trưởng, độc đoán hơn nên vợ có mồm to thì cũng chỉ ôm cục tức đầy mình với tảng đá trơ trơ xù xì chẳng làm gì.
Cuộc sống hôn nhân vẫn luôn muôn màu muôn vẻ. Có người thấy tốt dần lên từng năm, nhưng có người thì càng thêm năm lại càng rơi vào ngõ cụt. Mỗi người sẽ luôn có những lý lẽ riêng để cho rằng bản thân người kia như thế nên mình mới như vậy, hoặc tại sao người kia không hiểu mình hoặc tại sao người kia không thay đổi trước đi. Vì vậy, nỗi khổ và những vết cai sần trong hôn nhân luôn vẫn là do cái tôi của mỗi người quyết định!
Trả lời