Những ông bố phó thác đến hồn nhiên.
Con cái sinh ra là do cả hai bố mẹ cùng mong muốn và khát khao. Tuy nhiên, những ông bố Việt dường như chỉ biết rằng mình có con là sướng mà không cần quan tâm để chăm sóc và nuôi lớn một đứa con từ bé xíu đến trưởng thành là cả một kỳ công được có từ sự vất vả, mệt mỏi thậm chí có những lúc tưởng như kiệt sức. Người có tên là “ông bố” cứ hồn nhiên tận hưởng sự sung sướng có con trong sự vô tâm thậm chí thiếu trách nhiệm trong vô cảm.
- Chơi điện thoại hơn là chơi với con.
- Uống bia với bạn hơn là ăn cùng con.
- Chém gió với bạn vô bờ bến nhưng cạn lời với con.
- Dạy con người thì đâu ra đấy nhưng dạy con mình chẳng tính nổi vài câu.
- Đã từng kinh qua tuổi thơ cũng gần giống con nhưng chẳng thể tưởng tượng con mình hiện thời ra sao.
- Bản lĩnh đầy mình chẳng giúp con mà cứ để mẹ con chân yếu tay mềm phải nâng đỡ.
- Sức khỏe vô biên nhưng nằm khểnh vô can để mẹ và con đánh vật với nhau đến mỏi rã tinh thần thể xác.
- Vui với con người nhưng con mình thì quát tháo gầm gào.
- Chẳng thấy chia sẻ, tâm sự, hướng dẫn con kiên trì nhưng luôn bắt con phải ngoan, phải nghe lời.
- Con học thì chẳng bao giờ cần biết trên lớp thế nào ở nhà ra sao, học hành khó không nhưng phải nghe thấy nhìn thấy con giỏi và có giấy khen.
- Luôn đổ lỗi cho vợ không biết dạy con nhưng bản thân không có trách nhiệm dạy thì không ngẫm lại lỗi của mình.
- Luôn nêu cao tinh thần bản thân biết tuốt biết hết và thừa khả năng dạy con nhưng chỉ là không muốn dạy.
- Bắt con phải biết kiểm soát cảm xúc nhưng bản thân quát mắng chửi con khắc nghiệt.
- Bắt con phải có trách nhiệm nhưng bố không quan tâm trách nhiệm việc nhà mà chỉ kệ mẹ.
- Nhà muốn sạch đẹp nhưng không bao giờ dọn dẹp.
- Không quan tâm đến nội ngoại hai bên vì đó là nhiệm vụ của vợ nhưng bắt con phải có hiếu.
- Muốn con phải lễ phép chào hỏi nhưng đi làm bước chân vào nhà mặt đã sầm sì, miệng đã quát tháo khiến con co dúm.
- Mắng con phải biết thương yêu bố mẹ nhưng bản thân quát mắng vợ ầm ầm trước con.
- Muốn con sống tình cảm nhưng bản thân luôn chẳng quan tâm con nghĩ gì, hiểu gì.
- Muốn con giỏi và thành tài nhưng bản thân không biết khả năng con có ý, yếu gì, thiếu gì.
Nhắn nhủ các ông bố Việt
- Mỗi giờ ngồi nhậu vô bổ sẽ mất đi một giờ dạy con kiến thức sống để sống bản lĩnh từng ngày.
- Mỗi giờ chơi với bạn bè vô bổ sẽ mất đi một giờ tình cảm với con và tạo khoảng cách xa hơn với gia đình.
- Mỗi giờ chơi game, xem ti vi vô bổ mà quên đi sự gắn kết với con sẽ mất đi một giờ ý nghĩa quan sát con mình lớn dần lên như thế nào.
- Mỗi giờ nóng tính trút lên vợ con sẽ có một giờ khiến con chai lì cảm xúc
- Mỗi giờ không chung tay trách nhiệm việc nhà sẽ có một giờ con học dần sự thiếu trách nhiệm.
Cứ tích luỹ từng giờ trong từng ngày và đến khi con lớn dần lên từng tuổi, trưởng thành lên từng năm thì đến tương lai của con đã mất đi rất nhiều những gì con vốn có. Bởi sự thật:
- Bố đã trưởng thành nhưng con giờ mới cần sự dạy dỗ và được truyền cho kinh nghiệm đó là bài học quan trọng nhất để trưởng thành trong cuộc đời.
- Bạn bè có thể lúc nhậu thì tới bến, lúc chơi thì hết mình nhưng con mình có ra sao ốm đau, kém cỏi thì mình chịu, con chịu, vợ chịu, gia đình mình chịu bạn mình chẳng có cớ gì mà chịu hộ.
- Game hay ti vi có thể xem và chơi lại nhiều lần nhưng con không thể quay ngược lại từ lúc mới sinh ra mà lớn lại từ trí tuệ, tính cách, tâm lý….
- Cảm xúc tiêu cực trút ra không bao giờ biện hộ được bản thân không muốn như vậy vì rõ ràng nó đã diễn ra rồi không thể nghĩ khác được.
- Bố không làm sao con phải làm trong sự thoải mái được vì rõ ràng đó là sự bất công nhìn rõ nét nhất có giải thích kiểu gì thì cũng thật phi lí.
Người có tên “ông bố” luôn cho mình cái quyền không phải chăm, phải dạy con mà cứ thế phó thác sau đó là lấy hết công nếu con tốt hoặc đổ lỗi nếu con không như mong muốn cho một kẻ có tên là “con vợ” khiến lẽ ra con được phát triển trọn vẹn từ khả năng của 2 bố mẹ thì chỉ của mẹ mà thôi.
CÓ MỘT NGƯỜI TÊN LÀ “ÔNG BỐ” CỨ HỒN NHIÊN VÔ TÂM VÀ BIỆN HỘ ĐẾN NAO LÒNG.
Trả lời