Những điều cha mẹ cần nhớ với bé 3 tuổi
3 tuổi là khoảng thời gian bé tò mò, khám phá tất cả những thứ xung quanh chúng nhưng chưa hề nhận diện được thế nào là an toàn và thế nào là nguy hiểm cho bản thân.
Với những hành động ngô nghê nhiều khi các con khiến cho bố mẹ phát cáu. Vậy cần lưu ý những gì khi trẻ 3 tuổi để giữ an toàn cho trẻ? Hãy cùng nghe những chia sẻ của chuyên gia Phạm Hiền sau đây:
1. Cho con trải nghiệm bằng các tình huống thực tế
Những điều cần nhớ với bé 3 tuổi chưa nói hoặc nhận thức nhiều nên các cha mẹ nên dạy trẻ bằng hình ảnh hoặc các tình huống thực tế con sẽ nhớ hơn.
Bởi lên 3, bé tiếp tục học cách khám phá môi trường bằng các thử nghiệm của bạn thân. Nếu bạn muốn con học hỏi một cách an toàn thì bạn nên tạo cho bé những tình huống thú vị giúp bé tìm hiểu thế giới. Khi vui chơi hãy đặt ra những tình huống để bé xử lý và trải nghiệm.
Sau tình huống hãy kết luận lại những điều bé cần ghi nhớ: đi đường bên tay phải, không chơi chỗ vắng vẻ, không được nghịch nước, điện nếu không có bố mẹ… Như thế bé vừa được chơi, vừa ghi nhớ được các nguyên tắc mà bố mẹ đưa ra.
2. Không căng thẳng khi bé ngồi bô
Bố mẹ đừng quá căng thẳng khi 3 tuổi mà bé vẫn phải dùng bỉm hay tè dầm. Bạn có thể luyện cho bé thói quen ngồi bô mỗi sáng, trước khi bé đi lớp hoặc ngay khi đón bé ở trường mẫu giáo về, bạn hỏi xem bé có cần đi vệ sinh không.
Những điều cần nhớ với trẻ 3 tuổi khi bé thực hiện các thói quen này đúng nề nếp thì bố mẹ hãy khen ngợi bé, động viên bé. Tuy nhiên, ngay cả khi chuyện này với bé còn lộn xộn, chưa có nề nếp thì bạn cũng cần kiên nhẫn và yêu thương con. Đừng vội vàng phạt con mà chỉ nên nhắc nhở, động viên con.
Xem thêm: Dạy trẻ 2 tuổi vâng lời
3. Nhắc nhở mà không ăn thua
Những điều cha mẹ cần nhớ với bé 3 tuổi, bé ở độ tuổi này chỉ thích khám phá chứ chưa nhận thức được đúng sai, nguy hiểm, an toàn.
Thậm chí bạn có thể nhắc nhiều lần, hét lên việc không được nghịch dao thì bé vẫn vô tư chơi với dao. Đó là điều hết sức bình thường.
Khi đó, bố mẹ đừng quát mắng mà hãy đánh lạc hướng của bé. Ngay khi bé làm gì mà mẹ không vừa ý, bạn có thể đánh lạc hướng bé với đồ chơi, nhân vật hoạt hình hoặc các bài hát yêu thích.Bày cho bé một trò chơi hoặc dụ bé đi ra ngoài sẽ là cách thích hợp khi bé đang nghịch ngợm thứ gì đó.
4. Cung cấp một môi trường an toàn
Nhắc nhở con, cho con trải nghiệm để phân biệt được sự nguy hiểm là điều vô cùng cần thiết thế nhưng nó không an toàn cho con bạn 100%. Hãy tự tạo môi trường an toàn cho con bằng cách:
– Đừng nghĩ nhắc nhở con là đủ mả cha mẹ hãy thường xuyên để mắt đến hành động của con
– Cất những đồ có thể gây nguy hiểm cho trẻ ở những nơi con không thể với tới
– Loại bỏ những vật không an toàn xung quanh khi trẻ có những thói quen xấu: nếu trẻ hay bỏ đồ vào mồm thì cần bỏ những đồ chơi là miếng ghép nhỏ, bi…
Trả lời