• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Cha mẹ - Con cái / Am hiểu con cái / Những câu chuyện của bố với con trai

Những câu chuyện của bố với con trai

30/01/2016 25/10/2019 Phạm Hiền 0 Comment

Những câu chuyện của bố với con trai

Bố – con trai chính là 2 người đàn ông trong gia đình. Nhưng có những khi dạy con trai không cần phải cần gì quá to tát mà chỉ cần những hành động, những phân tích nhẹ nhàng sẽ đủ để con hiểu và điều chỉnh bản thân mình.

1. Câu chuyện thứ nhất

Con trai ba tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:

“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”

“Không có ạ”.

“Vậy sao con lại khóc!”

“Con chỉ muốn khóc thôi!”. (Rõ ràng làm nũng).

“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.

Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.

2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”

“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.

Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác!

2. Câu chuyện thứ hai

Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:

“Ba ơi, McDonald’s kìa!”. (Thèm chảy cả nước miếng). 

“Ừm, McDonald’s! Muốn ăn không?”.

“Muốn ăn!”

“Con trai, một người muốn ăn liền ăn ngay, gọi là ‘cẩu hùng’ ( gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.

Rồi hỏi tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”.“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng!”

“Tốt! Vậy anh hùng, khi muốn ăn McDonald sẽ thế nào đây?”.

“Có thể không ăn!”. (Rất kiên định!)

“Quá xuất sắc, anh hùng! Về nhà thôi”

Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà.Từ đó về sau, con đã học được những gì nên làm và những gì không nên lắm, chống lại được cám dỗ.

3. Câu chuyện thứ ba

Con trai 12 tuổi, năm lớp 6, bài tập nặng nề, tính tình nóng nảy, con trai tan học về vừa bước vào cửa.

“Tiểu tử thối, hôm qua có phải con đã làm vỡ cái đĩa của cô?”, em gái của tôi bắt đầu vặn hỏi.

“Không có, cô ơi, con không có!”, con trai nét mặt nghi hoặc.

“Bà đã tận mắt nhìn thấy con làm vỡ, còn chối nữa à!”, bà nội của nhóc lại làm chứng kiên quyết khẳng định.

“Con không có mà! Mọi người đổ oan cho con?”, con trai khóc òa lên, nằm vật xuống đất.

Khoảng 5 phút, tôi đi ra khỏi phòng nghiêm giọng rằng:

“Sao thế? Sao lại nổi điên ở đây!”.

“Ba ơi, cô và bà nội đổ oan cho con!”.

“Đổ oan? Đổ oan cho con thì sao! Đổ oan thì con lại nằm vật xuống đất sao? Thật là thứ không ra gì mà!

Con có phải trang nam tử hán hay không?”.

Con trai ngừng khóc, đứng dậy, cúi gầm mặt xuống:

“Ba ơi, mọi người đổ oan cho con”.

“Nam tử hán đại trượng phu, dẫu cho trời có đổ sụp xuống, cũng không thể ngã xuống được! Huống hồ là một cái đĩa nhỏ bé? Thật không ra gì cả!”.

Tôi tiếp tục: “Một đời này của người ta, phải trải qua biết bao sóng gió, bị oan ức, khinh thường, phản bội, bán đứng? Con liền chịu ngã xuống sao? Đó là đồ hèn nhát!”.

Con trai ưỡn ngực, ngẩng đầu lên:

“Ba ơi, con đã hiểu rồi, bây giờ con nên làm thế nào?”

“Bây giờ? Hãy tự hỏi chính bản thân con đi, con có nhiều thời gian lắm đó?”.

“Không có, con có rất nhiều bài tập cần phải làm”.

“Vậy còn không mau đi làm bài tập đi! Hãy nhớ kỹ, dẫu cho núi lở đất sụp đi nữa, cũng đừng quản nó, hãy làm xong việc của mình trước đã!”.

Con trai nhấc cặp lên, cúi chào bà nội và cô, rồi ung dung đi vào trong phòng.

Ba người chúng tôi bật cười.

Xem thêm: Này con ơi sao phải khó chịu

Category: Am hiểu con cái

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    About Phạm Hiền

    Xin chào! Tôi là Phạm Hiền. Blog này được lập ra với mục đích hướng dẫn cho tất cả mọi người về kỹ năng quản trị cuộc đời (nuôi dạy con cái, hôn nhân gia đình, công việc và xã hội)

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền