Những cặp đôi trong thời hiện đại dường như đứng trước ngưỡng của sự ly hôn ngày càng nhiều hơn. Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến vợ chồng ly hôn.
1. Ai cũng giữ thói quen trước kết hôn nên lấy nhau rồi nhưng mỗi người vẫn phải muốn có thế giới riêng của mình như cũ
– Đàn ông vẫn phải đi chơi, tụ tập với hội thanh niên như chưa vợ, vẫn không làm gì như trước kia mẹ vẫn phục vụ mình, thậm chí có thể bẩn thỉu, bừa bộn. Từ đó thấy bị gò bó, thấy bị phải có trách nhiệm, thấy bị mất tự do nên không thích…
– Đàn bà thì cũng vẫn muốn bạn bè, ngủ nướng như thời chưa chồng, vẫn muốn cuộc sống như ở nhà mình, bố mẹ chồng phải đối xử với mình như bố mẹ đẻ, không muốn phải lo toan vì cho là phải phục vụ… Từ đó thấy khó thích nghi, thấy áp lực, chỉ muốn về nhà mình.
2. Ai cũng giữ cái tôi mình đúng nên mỗi người luôn sai với người kia
– Đàn ông thì luôn cho mình cái quyền suy nghĩ hay hành động của mình chẳng có gì sai. Việc không theo ý của vợ mong muốn là do vợ quá đòi hỏi nên đó là sai lầm của người vợ khiến mình càng phải chứng minh mình đúng và vợ mình sai.
– Đàn bà thì luôn cho rằng những mong muốn của mình với các ông chồng là hợp lý vì họ cần thay đổi là người của gia đình…, nên ra sức cho rằng mình đúng và người đàn ông sai khi họ chưa làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha…
3. Ghen tuông, kiểm soát mối quan hệ và đa nghi ngoại tình mà gây ngộp thở chán nản
– Đàn ông khi lấy vợ là luôn kiểm soát không muốn vợ tham gia chơi cùng bạn bè với lý do lấy chồng phải theo chồng thậm chí đa nghi sợ vợ này nọ nên có thể cấm đoán, ghen tuông mù quáng trong trí tưởng tượng khiến bản thân thì trở nên mất kiểm soát về lời lẽ, hành vi còn vợ thì luôn căng thẳng và áp lực trong chịu đựng oan ức, cô độc…
– Đàn bà khi lấy chồng thì kiểm soát, sợ lỏng một chút là mất chồng…, nên thường cằn nhằn, kiểm tra, dán nhãn kiểu anh lại thế này thế kia…, khiến bản thân thì tự ti ủ ê hoặc nanh nọc trì triết còn ông chồng thì áp lực, khó chịu thậm chí bất cần hoặc làm thật cho có miếng…
4. Để bố mẹ, anh chị em can thiệp vào cuộc sống gia đình
– Đàn ông thì nghe bố mẹ, anh chị chê bai vợ, phê bình vợ là không cần biết đúng sai mà cứ bắt vợ phải thay đổi, vợ phải thế này hay thế kia. Không có tiếng nói khách quan để ngăn chặn sự bắt nạt, sự đòi hỏi thậm chí từ sự dựng chuyện vì đố kỵ, ăn thua mà bắt vợ phải câm nín, cố mà thay đổi để làm hài lòng họ mặc dù biết rằng sẽ không thể làm hài lòng. Nên khiến bên đòi thì càng kinh khủng hơn, vợ ghì gồng mãi sẽ không chịu được mà phải buông…
– Đàn bà thì để mẹ, chị em tác động phải bắt chồng phải thế này hay thế kia thì mới là yêu thương mình. Phải kiểm soát chồng để nó không có bồ…Thậm chí cổ suý quỹ đen, quỹ đỏ, rút ruột kinh tế của chồng để giữ cho an toàn mà nhiều khi quên đi quy luật tối thiểu của vợ của chồng.
5. Để bạn bè giật dây, khích bác dạy vợ, dạy chồng của mình như sách nói mà không nhận ra chắc gì vợ chồng họ đã tốt hơn vợ chồng mình
– Đàn ông ngồi với nhau thì dạy vợ bạn theo kiểu con vợ mày như thế này hay thế kia là không được, nó phải như thế này hay thế kia, nó mà vào tay tao thì chết chứ không để như mày… Để rồi thằng bạn nghe theo về lên gân lên cốt dạy vợ mình như thằng kia nó bảo mà không biết rằng, chắc gì nó đã dạy được vợ nó thậm chí ở nhà có khi sợ vợ hoặc bất lực trước vợ…
– Đàn bà ngồi với nhau thì so sánh chồng đứa nào chiều chuộng hơn, kiếm tiền nhiều hơn để vợ sướng, chăm chỉ hơn, hào phóng hơn với vợ, nhà vợ…, để rồi chạnh lòng nếu mình kém hơn, thấy chán vì chồng mình không bằng chồng người ta mà trở nên mong muốn ngấm ngầm sự được như chúng nó mà bớt đi sự chấp nhận, nhún nhường.
6. Không cân bằng được mối quan hệ tình cảm gia đình hai bên
– Đàn ông thì luôn nói với vợ rằng “vợ tôi có thể thay hoặc có nhiều nhưng bố mẹ tôi chỉ có một nên liệu liệu mà biết yêu thương, có trách nhiệm với họ” mà quên rằng “Phụ nữ họ cũng chỉ có duy nhất một bố mẹ”. Từ đó đàn ông thì ra sức bắt vợ phải lo cho bố mẹ mình nhưng bản thân mình thì quên bố mẹ vợ. Nó tạo sự mất công bằng từ đó tạo ra sự bị ép buộc thấy bất công mà giảm đi sự yêu thương, trách nhiệm đúng đắn.
– Đàn bà thấy tủi thân, tủi phận thương mình, thương cha mẹ mình mà từ đó tích tụ sự muốn được tự do yêu thương cha mẹ mình, được tự do trả chữ hiếu cho cha mẹ mình mà lại bị thôi thúc để thoát ra mà làm được nó.
Mỗi người sẽ luôn chạy theo suy nghĩ và hành động bản năng tự do, cộng thêm sự thiếu lập trường chính kiến từ sự giật dây khắp ngả khiến cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt, từ sự đòi hỏi một chiều với nhau. Nó là rào cản để tình cảm được vun đắp mà thay vào đó là ngòi nổ được nuôi dưỡng để dẫn đên nguyên nhân khiến bao cặp vợ chồng phải ly hôn!
(Còn tiếp)
Trả lời