Người mẹ và sự ảnh hưởng đến còn cái
1. Mẹ và con gái
Người mẹ cẩu thả: Do con gái hấp thụ từ đống bừa bộn của mẹ từ nhỏ nên đã trở thành một hình ảnh quen thuộc vốn dĩ là như vậy và con không biết đâu là gọn gàng, ngăn nắp. Hình thức bên ngoài của người mẹ cẩu thả không quan tâm sạch sẽ phẳng phiu, không quan tâm mặc sao cho chí ít theo kịp với sự cơ bản của cái đẹp, sạch sẽ. khiến con không có hình mẫu để học sự chỉn chu về hình thức của bản thân. Tuy nhiên vẫn có các con sẽ cẩn thận và chỉn chu hơn mẹ nếu trong gia đình có người như vậy.
Người mẹ luôn bốc đồng đòi hỏi, ích kỷ: Do đã từng có lần thậm chí thường xuyên hành xử như vậy khi cho con đi chơi, đi học, đi ăn nên con cũng thấy đó là điều đương nhiên mà phát triển tính đòi hỏi mọi lúc mọi nơi. Tương tác và tiếp cận với bất kỳ ai trong bất kỳ vấn đề gì sẽ luôn đòi hỏi phải theo ý mình, chỉ đạo lại người khác với thái độ ăn thua nên con cũng hấp thụ để có thể vận hành vô thức mà không nhận ra. Vẫn có con không giống mẹ nhưng rất ít.
Người mẹ luôn bốc đồng đố kỵ, nhận xét, phán xét người khác hay bất kỳ vấn đề gì: Con sẽ luôn chỉ quan tâm đến nhược điểm của bạn bè và cũng phán xét, đố kỵ đành hanh và tự cho mình là đúng, các bạn khác luôn sai. Càng đố kỵ, phán xét ăn thua thì càng thấy mất niềm tin vào bất cứ ai, hay bất cứ điều gì, lúc nào cũng sống trong ấm ức, tức giận, bất mãn trong bất lực vì chẳng thể thay đổi được ai theo ý mình. Tuy nhiên, vẫn có con không xấu tính kiểu này thậm chí luôn ái ngại khi mẹ như vậy nếu con có ai đó trong nhà là tấm gương tốt hơn.
Người mẹ khéo nhưng không thật lòng: Con học được cách che chắn, giấu suy nghĩ thực và nói không thật. Con dễ nổi nóng hoặc ấm ức khó chịu nếu liên tục phát hiện mẹ không thật lòng với cả mình từ đó mất niềm tin mà trở nên gai góc xù xì.
Người mẹ hay kêu ca, phàn nàn, đổ lỗi: Con trở nên lấp liếm, biện hộ, ỉ nại, dựa dẫm, kêu ca và đổ lỗi cho mọi vấn đề, mọi người. Bản thân con giống mẹ nhưng không nhận ra và cho mình quyền không phục vì mẹ suốt ngày kêu than, đổ lỗi về mình.
Người mẹ tạo ra sự nghiêm túc thái quá và khô khốc: Con luôn trở nên thấy lạc lõng, thậm chí là sự cô đơn và chỉ muốn gây sự chú ý bằng sự bùng nổ phản kháng, bất cần.
2. Mẹ và con trai
Xem thêm: Tại sao phụ nữ đi xe ngoài đường rất gấu
Người mẹ dạy con bằng sự áp đặt và ra lệnh: Con trở nên cam chịu, chấp nhận và từ đó kém bản lĩnh, lập trường nhưng trong tâm lý luôn ấm ức, tức giận và bất lực.
Người mẹ dạy con bằng đòi hỏi tiêu cực, ăn thua, phán xét: Con trở nên tiêu cực trong sự tự ti phán xét, đổ lỗi từ đó nhận thức lệch lạc mâu thuẫn giữa cái tôi lớn nhưng phản kháng nhận thức để huyễn hoặc không thích, không cần.
Người mẹ dạy con bằng chửi bới, chì chiết, kiểm soát con trước đông người: Con trở nên cục cằn, thô tục, thậm chí luôn cãi hư hỗn trong sự bất cần cố chấp.
Người mẹ luôn thể hiện sức mạnh trụ cột trong nhà: Lấn lướt hết thảy mọi người, luôn cho bản thân là người mà từ chồng đến con phải nghe răm rắp nên con bắt buộc phải học cách nhu nhược để sinh tồn.
Người mẹ kể công, kể tội: Lúc nào cũng kể lể giáo điều công sức phải bỏ ra cho con như thế nào và con mang tội gì khi đối xử với mẹ không như ý muốn. Nó khiến con chán nản mà ì ra không muốn phấn đấu vì nó khó mà được công nhận.
Sự ảnh hưởng đến còn cái. Có rất nhiều con trẻ rơi vào các trạng thái tâm lý tiêu cực thậm chí cực đoan cho bản thân có quyền bất hợp tác hoặc chẳng cần phải làm gì hay thay đổi gì khi đổ lỗi. Nó khiến cho sự lo toan thậm chí sự hy sinh vì con của các bà mẹ trở nên vô nghĩa.
Trả lời