Nghệ thuật dạy con bằng cách “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là câu được nhiều người hay nhắc đến trong việc dạy con cái. Tuy nhiên, việc sử dụng những trận đòn roi hay những lời quát mắng chưa phải là một cách dạy con hay và không hẳn đã đúng trong thời đại hiện nay. Vậy dạy con sao cho đúng đó các cha mẹ có thể tham khảo một sô gợi ý về nghệ thuật dạy con dưới đây để có phương pháp tốt nhất cho bản thân nhé!
1. Nghệ thuật ứng xử đúng
Khi con trẻ ngã người lớn thường có các cách ứng xử: Chạy đến nâng con lên và suýt xoa nựng con, đánh trừa cái nền đất vì dám làm con ngã, dựng con dạy và phát Mông hoặc mắng con vì cái tội tại sao ngã như vậy con không có thói quen tự chịu trách nhiệm và hình thành thói quen đổ lỗi cho người khác
Khi con ngã cha mẹ nên để con tự đứng lên, hãy động viên con tìm nguyên nhân vấp ngã, hãy để con chịu trách nhiệm nếu do con gây ra, hãy khuyến khích con tự tìm cách tránh vấp ngã lần sau. Có như vậy con mới tự tin và dũng cảm đối mặt với các khó khăn, biết cách giải quyết vấn đề, không đổ lỗi, không nói dối và quan trọng hình thành thói quen tự chịu trách nhiệm trước các hành vi không đúng của bản thân.
2. Nói sao cho đúng
– Thông thường
Mẹ: Quang lấy cho mẹ cốc nước
Con: Con đang bận chút
Mẹ: Lấy ngay cho mẹ
Con: mẹ tự lấy đi, con không phải osin
Mẹ???????????
– Hoặc nhún nhường
Mẹ: Quang ơi lấy giúp mẹ cốc nước được không
Con: mẹ chờ con một chút được không, con đang dở tay
Mẹ: không sao con ạ
Con: con mời mẹ ạ
Mẹ: cảm ơn con trai
– Nghệ thuật
Mẹ: Giá mà Quang cho mẹ cốc nước thì tuyệt
Con: Mẹ ơi con đang bận một chút
Mẹ: Không sao, mẹ tự lấy được rồi, con cứ làm tiếp đi
Con: Cảm ơn mẹ
Trong cuộc sống không quan trọng chúng ta nói điều gì với con mà quan trọng là cách nói tạo sự thiện chí với chúng như thế nào mà thôi!
3. Nghệ thuật ứng xử khi con đòi hỏi
– Thông thường
Con gái: Mẹ ơi con muốn mua con búp bê biết khóc này
Mẹ: Ở nhà con đã có rất nhiều búp bê rồi mà, không nên lãng phí tiền như thế”
Con gái: con chưa có con này, con muốn nó
Mẹ: Mẹ nói không là không, đừng cãi lời, mẹ cho về ngay bây giờ
Con gái: Con không chịu, mẹ phải mua cho con
Cuộc chiến giữa mẹ là “không” và con là “phải” diễn ra, con thì ngồi đất và gào khóc, ăn vạ; mẹ thì Quát tháo và dọa nạt con, hoặc nịnh ngọt con và phần thắng thuộc về mẹ khi mẹ không mua và lôi con về khi cũng không mua được gì hết; hoặc phần thắng vẫn thuộc về con và con được con búp bê đó
Các mẹ thử thay đổi bằng tình huống này xem sao nhé:
– Nghệ thuật
Con gái: mẹ ơi con muốn mua con búp bê biết khóc này
Mẹ: Mẹ thấy đẹp đấy, nhưng con thử nghĩ xem ở nhà mình có chưa nhé
Con gái: Mẹ ơi con nhớ ra là ở nhà con có rồi, nhưng nó gần giống thôi, vì con này có quần áo đẹp hơn
Mẹ: Thế hả, được rồi con cứ trả lại về vị trí con đã lấy đi, chút nữa mẹ con minh sẽ đi đến đó nhé, được không con
Con gái: được ạ
Mẹ: Nào bây giờ con giúp mẹ tìm để lấy mấy quả chanh này tiếp tục xà phòng con ơi tiếp tục tìm hộ mẹ nơi để gia vị…”
Hai mẹ con cứ thế di chuyển nhanh đến các gian hàng khác, cách xa nơi để búp bê và ra quầy tính tiền.
Mẹ: Con ơi giúp mẹ chuyển những thứ này lên bàn để cô tính tiền này, giúp mẹ bỏ vào túi này con ngoan quá, người lớn rồi (Và 2 mẹ con về nhà vui vẻ, con không còn nghĩ đến con búp bê mà chỉ nghĩ hôm nay mình được làm rất nhiều việc và được mẹ khen. Hai mẹ con cùng hát 1 bài hát yêu thích)
Cha mẹ đừng cố để thắng con mà hãy tìm giải pháp hợp lý nhất để giải quyết tình huống trước mắt một cách vui vẻ nhất nhé. Không ai khác con cái chính là ngôi nhà đẹp cần xây và cha mẹ chính là nhà thiết kế, người thợ xây, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung cấp nội thất, người thợ bảo hành, bảo trì… Hãy thấu hiểu con bằng nghệ thuật dạy bảo bởi:
Cha mẹ thời hiện đại có những áp lực gì
– Áp lực từ gia đình
– Áp lực từ công việc
– Áp lực từ các mối quan hệ (đặc biệt từ bạn bè)
– Áp lực từ chính nhu cầu bản thân
Con cái có áp lực đó
– Áp lực từ yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ
– Áp lực từ trường học (học tập, thầy cô, bạn bè)
– Áp lực từ các mối quan hệ khác (bạn bè gần nhà, ông bà, Anh chị em…)
– Áp lực từ nhu cầu và mong muốn của bản thân
Ai áp lực hơn ai? Các cha mẹ suy ngẫm nhé?
Để ý rằng Cha mẹ có kinh nghiệm giải quyết vấn đề và sự trải nghiệm hơn con tối thiểu 20 năm mà còn có lúc không thể vượt qua. Thì con còn áp lực hơn rất nhiều lần.
Trước khi dạy con cái phải học giỏi, phải làm thế này hoặc phải làm thế kia, phải có cái này hoặc phải có cái kia. Đầu tiên hãy dạy con tư duy nhận thức tích cực! Bởi con người thành công hay thất bại trong xã hội chưa chắc đã hơn hay kém nhau về trình độ, năng lực hay tiền mà họ hơn hay kém nhau ở chính cái nhận thức tích cực đó. Khi có nó ta sẽ có tất cả: Sự ý thức – Sự trách nhiệm – Sự tâm huyết – Năng lực và đặc biệt là sự biết sống tử tế và nhân quả cũng luôn ở đó, từ đó mà ra! Đó là nghệ thuật dạy con.
Trả lời