Muôn nẻo của mẹ chồng nàng dâu
1. Cuộc chiến giằng co giữa suy nghĩ PHẢI và SAO PHẢI THẾ:
Mẹ chồng thì nghĩ phải dạy con dâu ngay từ ngày đầu tiên về nếu không nó lại đè đầu cưỡi cổ. Con dâu thì nghĩ mẹ gây khó dễ, bắt nạt mình và sao mẹ cứ phải thế này mà không thế kia. Đầu tiên chấp nhận lâu dần ấm ức, kêu ca, bất cần.
=> Bạn thử nghĩ rằng mình về nhà với những người mới nên cứ học đi, cứ nghe đi, cứ làm đi. Đừng thấy khó chịu, không phải ấm ức vì đơn giản đây là gia đình mà bạn đã đồng ý về sống cùng nên hãy theo văn hóa và lối sống đã có, tất cả không thể thay đổi theo một mình bạn và bạn muốn thay đổi cũng phải khi bạn đã được tin yêu.
=> Thay bằng chỉ nói và hành động mệnh lệnh và với sự quá khoảng cách thì sao mẹ không dùng sự thân thiện, sự đồng cảm rằng con dâu mới về nên còn không biết, nên còn bỡ ngỡ và mình phải nói cho con, hướng dẫn con, giúp con làm và quen dần từng vấn đề, từng việc sẽ khó để có một đứa con dâu không biết điều.
2. Cuộc chiến giằng co giữa nuôi con nuôi cháu kiểu TÂY và kiểu TA.
– Mẹ chồng thì ” tôi nuôi mấy đứa kiểu này có sao đâu” hoặc ” trứng khôn hơn vịt, tôi nuôi chồng cô được như ngày nay đấy” hoặc ” chăm kiểu như thế thì nó còi cọc à” và dỗi con dâu “đấy cô giỏi thì tự mà chăm con cô”
– Con dâu thì ” mẹ đừng làm như thế vì người nhật họ” hoặc ” thôi mẹ để con làm vì người mỹ họ làm” hoặc ” thời mẹ khác bây giờ khác” và cảm thấy khó chịu, áp lực, thấy con mình mà không được nuôi theo ý mình.
=> Bạn mới chỉ đọc, mới chỉ nghe cách dạy, cách nuôi và bây giờ nếu áp dụng thì cũng chỉ là đang tập, đang trải nghiệm chưa biết đúng hay sai nhưng mẹ chồng thì rõ ràng đã làm, đã dạy có thể không giống những gì bạn biết nhưng vốn dĩ cơ bản vẫn vậy và thay bằng phủ nhận máy móc thì cố gắng chắt lọc kết hợp.
=> Xã hội hiện đại thì tất cả mọi suy nghĩ đến cách vận hành cũng hiện đại hơn. Vì vậy thay bằng mẹ cứ hoài niệm những cách cũ cũng có thể phát triển nó lên để phù hợp trong sự cân bằng.
3. Cuộc chiến giằng co giữa CON CỦA MẸ và CHỒNG CỦA CON
– Mẹ thì luôn muốn con trai trong vòng tay kể cả khi con đã trưởng thành. Xót con, không muốn con vất vả, đặc biệt không thể nhìn con phục vụ vợ nó. Đặc biệt con có vợ nên không thể dành hết tình cảm cho mẹ nên mẹ thấy thiếu, thấy lạ, thấy khó chịu thấy con dâu hình như đã lấy mất đi con trai mình.
– Con dâu thì muốn chồng phải hiểu mình là nạn nhân đang bị mẹ chồng gây khó rễ, muốn chồng chiều chuộng, muốn chồng theo ý mình không muốn chồng nghe lời mà về phe mẹ, không muốn chồng cứ gần với mẹ vì thấy bị chia sẻ
=> Bạn có sự thiêng liêng của tình mẹ con, sự mong muốn bao bọc con, sự mong muốn con là của mình trọn vẹn và mẹ chồng bạn cũng vậy. Bạn nuôi con mới vài năm đã không nỡ xa thì mẹ chồng bạn đã nuôi chồng bạn ít nhất cũng tính đến 2 chục năm nên đừng tách rời sợi dây này mà hãy trở thành keo gắn kết thêm họ lại.
=> Các con đang trong giai đoạn trải nghiệm tình yêu, cuộc sống gia đình và cũng muốn giành cho nhau, giúp đỡ nhau như cha mẹ trước kia vậy mẹ cứ để đứa con đã trưởng thành và cần có trách nhiệm với vợ con nó giống như mình đã trải qua.
Trả lời