Chúng ta hãy nhìn lại con người của mình. Ai cũng ngỡ rằng có sự mâu thuẫn là do người này đối với người kia, hoặc người kia với người nọ, chứ không nghĩ cái mâu thuẫn trong cách ứng xử của bản thân lại ở sẵn trong chính bản thân mình.
– Người nói thẳng mà thật không bao giờ tin. Người nói dối mà khéo là tin ngay thậm chí tin đến tôn thờ!
– Khi có vấn đề lo lắng cần giúp thì, người giúp nhanh, gấp với quy luật vốn dĩ nó không đến mức quá nghiêm trọng để không tốn tiền thì không tin. Người cố tình kéo dài lê thê bằng sự làm lớn, làm nghiêm trọng vấn đề lên trong ngọt ngào, vuốt ve, đóng hết đợt tiền này đến đợt tiền khác thì vẫn vững bền tin thần kỳ sẽ đến!
– Đi làm trong đơn vị, công ty, lãnh đạo hoặc ông bà chủ tạo cho công việc, tiền lương, cơ hội thì luôn chê bai, nói xấu. Đồng nghiệp tiêu cực chẳng cho mình thứ gì mà chỉ cùng gào thét bắt sóng xấu tệ đi cùng nhau thì tôn thờ như tri kỷ, thậm chí ân nhân.
– Lúc khó khăn cùng nhau thì vợ chồng cùng yêu thương, bạn bè làm chung thì cùng nhau gánh vác, vất vả cật lực cùng nhau đến khi có gốc để phát triển hơn nữa thì phá đi mối quan hệ để lại vật vã xây từ đầu!
– Bạn bè chơi với nhau nếu mình hơn thì sẵn sàng giúp bạn không tiếc. Nhưng bạn hơn mình thì lại thấy không vui!
– Lúc cần thì nói rất hay về sự cảm ơn, biết ơn. Không cần thì mọi thứ, mọi người đã giúp toàn vớ vẩn ai cần mà giúp, ai cần mà cho.
– Chị em phụ nữ ra sức làm đẹp để trẻ trung, sợ già. Nhưng trong các mối quan hệ công việc lại thích mình nhiều tuổi để thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết, đàn chị.
– Trong bụng thì biết mình sai, nhưng miệng thì luôn biện hộ, đổ lỗi sai cho hoàn cảnh, người khác.
– Trong bụng thì bảo ghét kẻ nịnh bợ, giả tạo…., ngoài thì vẫn chơi, nói cười vui vẻ và ghét ai chê bai.
– Miệng thì nói thích sự thẳng thắn nhưng hành động thì trốn tránh giải quyết vấn đề khi có.
– Lúc đang được lòng nhau thì bênh nhau, lúc hết lòng thì bóc mẽ nhau.
– Khi gây ra lỗi cho người khác thì coi nó là điều đương nhiên do người đó nên mình mới phải bắt buộc như vậy, (mình là nạn nhân) và khi người khác gây lỗi cho mình thì cũng vì họ mà mình nên nông nỗi như thế này (mình đương nhiên là nạn nhân).
– Không thích chơi nhưng vẫn chơi, chơi nhưng nói không thích.
– Người không có tiền thì khao khát đồ đắt tiền, sài sang, người có tiền thực sự thì thường bình dân, căn cơ tiết kiệm.
– Giỏi thì chăm mà dốt thì lười
– Lúc khó thì thương nhau, nhường nhau, giúp nhau, lúc giàu thì tranh nhau, phá nhau.
Hãy dành cho bản thân một khoảng không gian và thời nhỏ để xem xét về những mâu thuẫn trong cách ứng xử của bản thân. Khi đã rõ rồi hãy luôn theo dõi chúng tôi để có được những cách thiết thực để tìm ra sự bình yên trong tâm trí nhé!
Trả lời