Có nên trở thành những đứa con
Cha mẹ Việt có lẽ là người khổ sở nhất trong công cuộc làm “cha mẹ”. Họ cứ bản năng dạy con bằng sự bù đắp những gì ngày xưa mình khát khao mà không có, sự kỳ vọng con sẽ làm được mọi điều lớn lao để con được thành công trong xã hội, sự xót xa với những đứa con dường như bé mãi không bao giờ lớn.
Cứ như vậy mà cha mẹ thì cứ bản năng cho thật nhiều và con thì ngày càng đòi hỏi nhận nhiều hơn theo nhiều lần của cấp số nhân. Đến khi thành thói quen, thành tính cách thì những đứa trẻ ấy đã trở nên ích kỷ đến vô ơn, lạnh lùng và vô cảm đến đau lòng. Chúng cứ mặc nhiên lấy hết sinh lực của cả thể chất lẫn tinh thần của cả chúng và bố mẹ mình mà không nhận ra.
1. Tốn tiền ăn của cha mẹ
Chỉ biết ăn mà không biết đến giá trị của từng bát cơm được có từ mồ hôi, nước mắt, bệnh tật của cha mẹ trong sự vất vả làm việc không ngơi nghỉ. Sẵn ăn không nấu nướng, không chuẩn bị bàn ăn, không cần quan tâm để dọn dẹp … đến mức không cảm xúc.
Con ơi, hãy lắng xuống và chậm lại sự chỉ biết nhận mà nghĩ rằng nếu như một ngày, cha mẹ không còn sức để kiếm cơm ăn thì con sẽ ra sao nếu như cứ mãi là đứa trẻ đã quen chỉ biết ăn mà không thể kiếm gì để ăn nhé!
2. Tốn tiền mặc của cha mẹ
Chỉ biết mặc mà không biết nguồn gốc tại sao nó có, nó được sạch, được đẹp…, sẵn sàng cứ mặc mà không cần giặt, không cần gấp gọn gàng, thay đâu bỏ đó đến mức vô cảm.
Con thử nghĩ mà xem. Nếu như một ngày nào đó cha mẹ không cho con được có thứ gì đó để mặc, thì con sẽ rách rưới như thế nào nếu chẳng biết trân trọng khi có!
3. Tốn tiền ở của cha mẹ
Chỉ biết ăn ở trong sự bừa bộn, lười biếng dọn dẹp …, sẵn sàng coi trách nhiệm dọn dẹp là của cha mẹ mà bản thân được tự do ỉ nại, dựa dẫm, hậm hực, tức tối, đổ lỗi.
Con biết không nhà của mình mà tại sao lại cha mẹ phải dọn. Nếu như một ngày nào đó họ kiệt sức vì lao lực kiếm tiền, lao lực lao động thì con sẽ ra sao, liệu có thấy vui không? Hãy ngẫm nghĩ thật sâu nếu không còn ai lo cho mình nhé!
4. Tốn tiền vui chơi của cha mẹ
Chỉ biết đi chơi và hưởng thụ từ cha mẹ mà không biết để có nó cha mẹ đã phải lao lực gấp nhiều lần. Cha mẹ có thể vui cười, có thể thoải mái vô tư, nhưng sau đó là sự lo toan để bù đắp phần kinh tế khuyết đó rất mệt mỏi, đau đầu.
Nếu như một ngày nào đó con chẳng còn cơ hội để có gì đó chơi thì con sẽ ra sao, liệu có thấy nuối tiếc hay không? Hãy suy nghĩ thật kỹ con ạ!
5. Tốn tiền học của cha mẹ
Chỉ biết đi học cho xong nhiệm vụ mà không cần quan tâm đến sự quyết tâm học để tiến bộ, luôn đổ lỗi cho cha mẹ như việc học là để cho họ, lười học, phải thúc giục, học chống đối, chỉ biết ngủ và chơi game.
Nếu bây giờ con bị nghỉ học để tự lo cho cuộc sống của mình thì con sẽ ra sao nhỉ? Hãy nghĩ để có sự trân trọng con đang học để có vị trí cho chính con nhé!
6. Lãng phí sự yêu thương của cha mẹ
Chỉ biết thỏa mãn sự đòi hỏi và ích kỷ cá nhân với cha mẹ mà vô tâm, vô cảm, chống đối, cãi lại, hỗn hào.
Nếu như cha mẹ bỏ rơi và không cần con giống như con với cha mẹ vậy thì con sẽ ra sao nhỉ? Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của bố mẹ con nhé!
7. Không biết giá trị của bản thân
Chỉ biết lười biếng, kêu ca và buông bỏ, không mục tiêu, không ý thức, không trách nhiệm, luôn biện hộ, đổ lỗi trong sự vô trách nhiệm, tiêu cực …
Thử nhắm mắt lại tưởng tượng nếu con trở thành một người tầm thường, kém cỏi trong khi bạn bè con là người mà con phải xấu hổ khi ngước nhìn nhé!
Con đừng cứ ngồi đó để chỉ biết hưởng thụ trong hiện tại mà chệch hướng kém cỏi, vô ơn. Con phải làm chủ chính mình với đủ đầy ý thức, trách nhiệm, từ chối sự chiều chuộng, tự nhận thức học hỏi mọi thứ bằng tình yêu thương cao nhất!
Cha mẹ cũng hãy tỉnh ngộ nếu muốn tốt nhất cho con mình thì không phải để chúng quá sung sướng mà không hiểu được những điều tối thiểu, căn bản về nghĩa vụ của một đứa con với cha mẹ, thậm chí chúng không thể hiểu nổi bản thân phải làm gì cho chính chúng trong hiện tại thì sao làm gì nổi cho tương lai. Đã đến lúc phải tỉnh táo để trả mọi trách nhiệm về đúng vị trí của con cái. Vì đó là sinh tồn, là nhân cách, sự thành công và hạnh phúc đúng nghĩa của cuộc đời con!
Hãy dừng lại sự nuôi dạy con trong bao bọc để không tạo thêm những đứa trẻ vô ơn và vô giá trị!
Trả lời