Kỹ năng dạy con – Làm gì khi con lười biếng và khi con không tự giác
Kỹ năng dạy con. Rất nhiều cha mẹ chia sẻ về tình hình của con khi tương tác ở nhà: con rất lười đánh răng, rửa mặt và lười thức dậy, cha mẹ cứ phải gọi. Khi dạy con khóc lóc, mè nheo. Con rất lười học bài và không chịu làm việc nhà, cứ kêu ca rằng con mệt lắm, con mỏi tay lắm, con không làm được đâu. Vậy cha mẹ làm gì khi con chưa tự giác, độc lập mà phụ thuộc vào cha mẹ.
Thứ nhất: Luôn dán nhãn cho con từ “trách nhiệm” và niềm tin “con làm được”. Chằng hạn, việc học của con, cha mẹ luôn có câu cửa miệng “Việc học là quyền lợi của con để con được có nhiều bạn….”. Nhưng nếu con không chăm chỉ mẹ sẽ cho con nghỉ học ở nhà. Làm sao để con thấm nhuần nhiệm vụ học, sợ bị cho nghỉ học => Sẽ giúp con tự giác, tự lập học.
– Cha mẹ cùng con tạo ra các quy tắc và thời gian biểu rõ ràng cho con. Đồng thời cha mẹ luôn gắn cho con trách nhiệm với công việc của bản thân mình. Con thực hiện đồng nghĩa đó là trách nhiệm của bản thân con. Cha mẹ tuyệt đối không làm hộ, làm cho con mà chỉ hướng dẫn con quan sát và tự thực hiện. Mỗi công việc đều có thời gian thực hiện cụ thể và rõ ràng.
-Với con nhỏ, cha mẹ có thể sử dụng các hình ngộ nghĩnh hoặc các con vật đáng yêu để biểu tượng cho mỗi công việc của con. Sau khi hoàn thành, con luôn có báo cáo và đưa ra các mục tiêu tiếp theo cho bản thân. Cha mẹ hãy chia sẻ cho con về các nguyên tắc khi thực hiện cần quyết liệt đến cùng, đúng thời gian, đảm bảo chất lượng. Nếu con không thực hiện tốt, cha mẹ thay vì la mắng con hãy khuyến khích và tạo động lực cho con nhé.
Thứ hai: cha mẹ hãy là một tấm gương cho con noi theo. Với trẻ, cách hành vi và việc làm luôn là bản năng và chưa thực sự ý thức được trách nhiệm của bản thân. Mặc dù con vẫn có nhu cầu chơi, nhu cầu ăn, nhu cầu uống… hằng ngày. Mỗi việc làm của cha mẹ là một hình ảnh giúp trẻ quan sát và thu nhận, ghi nhớ vào trong não bộ. Tính bắt chước và làm theo của con khá nhanh. Khi cha mẹ muốn hướng dẫn con cách rửa mặt, đánh răng thì hãy làm cùng con, hướng dẫn cho con thực hiện thay vì cách là bắt ép con. Cha mẹ hãy tạo không khí thoải mái và khi trẻ đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của bản thân con. Từng bước một, cụ thể rõ ràng và mạch lạc để trẻ ghi nhớ và làm theo. Sau đó hãy quan sát con và chỉnh sửa cho con khi con chưa thực hiện tốt.
Thứ ba: cha mẹ hãy tạo động lực cho con bằng các khẩu hiệu. Chẳng hạn, buổi sáng con thường thức dậy muộn hoặc không tự giác dậy. Thay vì cha mẹ là chuông báo thức cho con thì cha mẹ hãy để con tự đặt báo thức và hãy tạo các câu khẩu hiệu cho con: “Nào, cùng thức dạy đón ngày mới” Vươn vai và thức giấc thôi nào!. Đồng thời, với mỗi công việc thực hiện, cha mẹ hãy khuyến khích con bằng các công động lực “Cố lên con! Chắc chắn con sẽ rất bản lĩnh mà”. Bắt đầu với các nhiệm vụ của bản thân, cha mẹ cùng con hô các câu khẩu hiệu chùng để truyền sự hào hứng và quyết liệt: “Nói được là làm được! Làm là phải quyết liệt đến cùng! Nói là phải nói đúng sự thật! Quyết tâm! Chiến thắng!”.
Thay vì trách móc và phàn nàn về con, cha mẹ hãy tạo cho con bản lĩnh. Thái độ cư xử của người lớn sẽ là một liều thuốc tác động tích cực đối với quá trình hình thành nhân cách của con trẻ khi đó. Do đó, bố mẹ ở giai đoạn này cần củng cố những kỹ năng sống và vốn sống cho con; đặc biệt, hiểu con, biết con mong muốn gì.
Xem thêm: Kỹ năng dạy con thời hiện đại
Trả lời