Phạm hiền thấy trọng thời đại hiện nay chúng ta đang quá khổ vì “chữ phải”, chúng ta đang chạy theo, bám theo “chữ phải” một cách đáng thương mà không hề hay biết.
- Với vợ :
Chồng bắt phải dịu dàng, phải hiểu chồng, phải chấp nhận, phải vì gia đình, phải biết hy sinh vì chồng vì con, phải biết tha thứ, kể cả chồng có sai đến mức nào, phải nhẹ nhàng, phải chiều chồng… Khi không giống như “chữ phải” thì coi thường vợ, đay nghiến vợ thậm chí tìm cô khác cho giống với mong muốn.
- Với chồng:
Vợ nghĩ phải kiếm nhiều tiền nhưng cũng phải chăm lo vợ con, phải có chức quyền hoặc địa vị và phong độ như chồng người khác, phải tâm lý, phải ga lăng với vợ. Khi không như “chữ phải” thì thấy cuộc đời mình cám cảnh không bằng người khác, tôn thờ những người đàn ông thấy hơn chồng thậm chí dễ ngã lòng nếu có cơ hội.
- Với con:
Bố mẹ nghĩ nó phải thông minh, phải học giỏi, phải xinh đẹp, phải tự tin, phải ngoan, phải nghe lời, phải không được có ý kiến khi bố mẹ ra lệnh, phải giỏi hơn hoặc chí ít cũng bằng những đứa giỏi con nhà người ta, phải khiến bố mẹ nở mày nở mặt. Khi không như “chữ phải” thì thất vọng về con, xấu hổ về con, ép con để giỏi, đổ tức giận lên con bất cứ khi nào nếu vì nó mà khiến người ta kêu ca hoặc chê bai.
- Với bạn bè:
Mình giúp nó thì nó phải giúp lại, đã là bạn thì phải đoán mà hiểu nhau chứ, bạn thì phải giúp nhau khi cần chứ. Khi không như “chữ phải” thì chán nản, xa lánh, ấm ức, đố kỵ.
- Trong làm việc:
Mình đã bỏ ra công sức và mang lại hiệu quả như vậy thì cũng phải công nhận chứ, phải trả lương cao chứ, phải có thưởng chứ, phải cất nhắc chứ, phải khen ngợi chứ mình có sai thì cũng phải không phê bình chứ. Khi không như “chữ phải” thì ấm ức, tức tối, thấy bất công, tìm nơi khác.
- Trong họ hàng:
Họ phải thăm mình thì mình mới thăm họ chứ, vợ phải quan tâm đến nhà chồng thì chồng mới quan tâm đến nhà vợ chứ, biếu nhà vợ và nhà chồng phải như nhau chứ. Khi không như “chữ phải” thì bất cần, xa lánh.
- Trong góp ý:
Họ phải như thế này mới được thiếu chuyên nghiệp quá, tôi đã bỏ tiền ra thì các anh chị phải làm thế này chứ, tôi phải cho anh chị biết. Khi không như “chữ phải” theo ý mình thì sẽ khăng khăng giải quyết vấn đề bằng cách cố tình không chịu hiểu thậm chí đổ lỗi, dựng chuyện.
- Trong tranh luận:
Tôi phải đúng bạn phải sai, tôi mới biết nhiều bạn chỉ biết ít, tôi phải hơn bạn vì tôi nhiều tuổi hơn , bạn phải nghe tôi. Khi không như “chữ phải” sẽ dễ có thể bùng nổ cao trào thành cãi vã , chanh chấp, mâu thuẫn.
- Trong giúp đỡ:
Nhờ có mình nên nó mới được như vậy nó phải cảm ơn mình 1 tiếng chứ. Khi không như “chữ phải” thì cạch mặt lần sau không giúp hoặc cảm thấy không phục.
- Trong ý thức cộng đồng:
Người ta 10 người xả rác thì mình cũng phải vậy chứ , người ta có xếp hàng đâu mà tôi phải xếp, tôi có phải quen biết gì ông đâu mà giúp, mình là người có tiền thì phải phục vụ khác chứ, mình là lãnh đạo thì đi đâu phải được tiếp đón trang trọng chứ. Khi không như “chữ phải” thì thành một cộng đồng mạnh ai người đấy hành động theo cái tôi đòi hỏi của bản thân.
P/s: Có thể có người cho rằng Phạm Hiện đang quá dễ dãi với bạn thân, những mọi người hãy thử dừng lại một chút, lắng xuống một chút để suy ngẫm có phải mình, mọi người trong thời đại hiện nay đang quá khổ vì “chữ phải” không?
Trả lời