Hậu quả nặng nề của bệnh trầm cảm. Trầm cảm hiện tại đã và đang là bệnh lý ngày càng trẻ hóa và tăng trong xã hội. Nhiều người mắc trầm cảm và hậu quả nặng nề khiến họ tự sát hay có những cách giải quyết vấn đề một cách tiêu cực. Khi biết được các dấu hiệu của trầm cảm nặng, người thân sẽ có những định hướng để cho người bệnh có thể thuyên giảm và tránh các hậu quả đáng tiếc.
Dấu hiệu của trầm cảm nặng
Dấu hiệu của trầm cảm nặng sẽ biểu hiện ở các hành vi khá rõ rệt, gây ám ảnh cho những người xung quanh. Hành vi tự tử hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu như người thân có thể để ý các biểu hiện của bệnh nhân. Các dấu hiệu cần lưu ý:
– Gặp vấn đề về giấc ngủ: Việc mất ngủ làm ảnh hưởng đến thần kinh cũng như thể chất của người bệnh. Việc không ngủ đủ giấc khiến cho người bệnh mệt mỏi, tiêu cực là những nguyên nhân dẫn đến việc tự sát.
– Thường xuyên cáu gắt: Người bệnh sẽ luôn cảm thấy bất an nên sẽ sinh ra việc đề phòng, cáu gắt những người xung quanh để co lại, bảo vệ chính mình cũng như hạn chế tiếp xúc.
– Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích: Khi bệnh trầm cảm trở nên nặng thì tất cả những hoạt động yêu thích cũng không mang lại điều gì. Họ cảm giác không có bất cứ hứng thú với điều gì từ đó những suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện nhiều hơn.
– Suy nghĩ tiêu cực về điều xấu sẽ xảy ra: Người bệnh luôn có những suy nghĩ về những điều xấu, tồi tệ sẽ xảy ra trong tương lai, điều này gia tăng những lo âu, căng thẳng của người bệnh.
– Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng: Trong trường hợp bệnh rất nặng, có thể xuất hiện tác triệu chứng thần kinh, ảo giác cả về âm thanh lẫn hình ảnh.
– Không có khả năng tự chăm sóc bản thân: Việc tự chăm sóc bản than cũng là điều rất khó khăn với bệnh nhân trầm cảm
– Suy nghĩ về cái chết, có những hành vi tự sát hoặc tự tử: Đây là biểu hiện thường xuyên của bệnh nhân mắc chứng trầm cảm nặng. Họ luôn có xu hướng có hành vi tự sát, các hành vi gây nguy hiểm cho bản than, mua đồ dung sắc nhọn để tự tử. Khi đó người thân cần có biện pháp ngăn chặn.
Hậu quả nghiêm trọng
Bệnh trầm cảm thực sự đang gây ra những ám ảnh kinh hoàng trong xã hội hiện nay. Không chỉ gây cho người bệnh, gia đình sự mệt mỏi lâu dài, ảnh hưởng đến kinh tế cũng như có những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người xung quanh. Mỗi năm thế giới có khoảng 850.000 người tự tử vì bệnh rối loạn trầm cảm. Cho đến hiện tại thì bệnh trầm cảm đang đứng thứ 2 về gánh nặng tâm lý chỉ sau bệnh mạch vành. Ở Việt Nam, WHO ghi nhận khoảng 5.000 người chết do tự tử vì bệnh trầm cảm mỗi năm.
Năm 2014 tại Nhật Bản đã thống kê có khoảng 70 người tự tử mỗi ngày, trong đó hơn 1/3 là các bệnh nhân có mang bênh lý trầm cảm.
Biện pháp ngăn chặn
Để ngăn chặn được tình hình trầm cảm ngày càng nặng hay có những hậu quả không mong muốn, mọi người cần chú ý:
– Không bỏ qua bất cứ tâm trạng mệt mỏi, lời than vẫn của những người xung quanh mình
– Khi có ai đó mệt mỏi trong thời gian dài hãy khuyên họ đến gặp bác sĩ tâm lý
– Nếu trong nhà có người mắc trầm cảm hãy cất hết những đồ dùng sắc nhọn, dễ gây nguy hiểm
– Luôn cùng người mắc bệnh đi dạo, tham gia các hoạt động tích cực ngoài trời
– Luôn đồng hành và truyền cho họ sự tích cực
Những con số đề cập tới trong bài viết chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người đề phòng cũng như có phương án cho người bệnh. Bất cứ ai cũng có thể trở thành người mắc trầm cảm và đừng bao giờ bỏ qua những biểu hiện, tâm trạng hay lời than vãn của họ. Hãy truyền cảm hứng tích cực và đồng hành với người có nguy cơ mắc trầm cảm để giảm thiểu các hậu quả tiêu cực.
Trả lời