Nó viết thư gửi bố mẹ: Ừh, tôi chỉ 13 tuổi thôi, tôi chẳng biết gì. Ừ tôi là vậy đó nhưng tôi biết rằng tôi đã bị lấy đi những thứ quý giá nhất của đời tôi. Nếu không có chúng thì đời tôi vô nghĩa, đặt dấu chấm hết…. Ừ, tôi ngu dốt vậy đấy, thì đã sao….
Bố mẹ phải ủ mưu (theo hướng dẫn) để đưa nó đến gặp PH lúc 13h nhưng phải đến gần 20h câu chuyện mới được khép lại trọn vẹn.
Nó ngồi bất động, khuôn mặt cụp xuống, ánh mắt vô thần…, trong sự tỏ ra miễn cưỡng lô cốt. Hỏi gì cũng không nói, nói nhẹ, nói to… thì PH vẫn nhận lại là tảng băng sắc lẹm. Đấu trí trong khoảng gần 2h lúc đó nó mới bắt đầu mở miệng trong sự hằn học nhưng nước mắt, nước mũi thì chảy dài…
Nó học giỏi và đỗ vào lớp 6 của ngôi trường rất tốt, theo đúng nguyện vọng của cả bố mẹ. Vui mừng với chiến tích đó nên bố mẹ không tiếc mà mua tặng nó 01 điện thoại smarphone, 01 Ipad, 01 máy tính xách tay. Lớp 6 nó vẫn học được, sang lớp 7 bắt đầu chểnh mảng. Và khi phát hiện ra con mải mê vào kinh doanh giày trên mạng nên tá hoả và cũng nhanh như tia chớp bố mẹ mắng chửi và tịch thu mọi thứ lại ( trừ máy tính xách tay do sợ nếu lấy hết thì con không có gì để học). Và sự câm nín không nói với bố mẹ dù chỉ 1 chữ, không nhìn mặt bố mẹ dù chỉ một lần. Đang có giường không nằm mà dải ổ xuống sàn đất để nằm. Đến bữa không ăn cùng bố mẹ, nếu đói sẽ còn gì ăn nấy và sau khi không có bố mẹ trong bếp. 3 tháng mười mấy ngày nó tự hành hạ nó và bố mẹ nó khi sống như một cái bóng trong nhà.
PH: Con lấy tiền đâu để kinh doanh và có khoảng bao nhiêu làm vốn.
Nó: Con lấy tiền mừng tuổi và thưởng khi thi đỗ nên có khoảng hơn 3tr
PH: Tại sao con phải làm kinh doanh cho vất vả, nếu con chỉ học và chơi sẽ sướng hơn mà.
Nó: Con muốn kiếm tiền để tự mua những thứ con muốn, vì phụ thuộc vào bố mẹ sẽ luôn vị bắt ép nên rất khó chịu.
PH: Con lấy ví dụ bác nghe xem thế nào?
Nó: Ví dụ con thích mua đôi này theo ý con nhưng lại bắt mua theo ý của bố mẹ.
PH: Sao con không thuyết phục bố mẹ
Nó: Chẳng cần, vì chắc chắn không được mà còn bị nói
PH: Còn lý do nào khiến con thích bán giày không, vì con chỉ lãi mỗi đôi có 20 đến 30n thì bao nhiêu đôi mới đủ lãi để con mua cho con đi, trong khi mỗi tháng bán được vài đôi.
Nó: Con mua đi ít ngày và sau đó con giao bán cho bạn nào thích.
Với câu chuyện khá dài, với nhiều vấn đề để con câm nín. Vì con không có điện thoại liên hệ hay nói chuyện với bạn qua đó nên cuộc sống là chấm hết. Vì con không được tôn trọng thế này hay thế kia…. Tất cả những cảm nhận độc chiều, những đổ lỗi, những biện hộ và sự thấu hiểu tại sao bố mẹ phải làm như vậy dần cho con sự cởi mở, chân tình lắng nghe, muốn sửa và thay đổi nó. Nhưng với hơn 3 tháng xa cách tình cảm với bố mẹ trong sự lạnh lùng bất mãn khiến con thật khổ sở để cất lời…
PH: Bây giờ con ra ngoài mời bố mẹ vào gặp bác nhé
Nó: Vẫn ngồi im, căng thẳng
PH: Sao thế con
Nó: Con không nói được, con không biết nói …
PH: Ok, con nói “Bố mẹ ơi bác PH mời bố mẹ vào nói chuyện ạ”
Nó: Vẫn ngần ngừ, e ngại
PH: Nào chàng trai, bản lĩnh lên, bác tin con làm được..
Nó: (Đứng lên ngại ngùng nhưng ra đến cửa lại quay vào), con không nói được…
PH: Bác luyện tập cùng con nhé, cứ nhìn bác và nghĩ là bố mẹ để nói.
Con đứng lên, ra đến cửa rồi lại quay vào luyện tập đến gần chục lần. Để rồi mới mạnh dạn mở cánh cửa lí nhí mời bố mẹ vào…
Mẹ khóc, bố xúc động nói “Hơn 3 tháng rồi bác ạ, hôm nay con mới lại nói chuyện với chúng em, một câu thôi nhưng thực sự vui quá ạ.
Tiếp tục phân tích các sai lầm và hướng dẫn bố mẹ các phương pháp về nhà áp dụng để con không có sự ngại ngùng khi có quá nhiều ngày câm nín.
Sau đó không thấy bố mẹ có bất kỳ phản hồi nào với tôi nhưng có thể mọi vấn đề đã ổn vì chí ít tảng băng đã được tan chảy.
- Đừng bản năng đáp ứng các công cụ công nghệ khi chưa chuẩn bị kỹ năng hay các nguyên tắc cam kết cho con.
- Đừng mang quyền cha mẹ để thúc ép, áp đặt ra quyết định thay con mà hãy cùng con thảo luận, bàn bạc để con có quyết định hợp lý.
- Đừng cho con tư do sử dụng tài chính khi chưa dạy con cách chi tiêu, cách quản lý, cách đầu tư…
Trả lời