Bao nhiêu lần các cha mẹ quan sát thấy một điều gì đó không thuận với mắt mình và kết tội, rồi dán nhãn không thể làm được cho con. Có bao giờ các cha mẹ suy nghĩ và tự vấn lương tâm điều này không?
- Khi con ăn thịt và khó nuốt nhiều cha mẹ sẽ luôn “con nhai và nhả bã” hoặc “con không nhai được thì nhè ra”. Sau đó là con nhai nhả bã hoặc ăn cơm không trộn nước canh. Hãy thử thay thế bằng việc “hướng dẫn con nhai và yêu cầu phải làm sao nuốt được”. Vì trẻ sẽ cố gắng nhai và hiểu rằng không thể làm khác được và không cố tình hay lười hoặc nghĩ rằng không thể nhai và nuốt được.
- Thay bằng nói “con không thể cầm được đâu nó vỡ đấy” hoặc “bài này đến người lớn còn không thể làm được mà giao cho con” hoặc “con không làm được thì để đấy“…, thử thay thế bằng “nào con cầm như thế này, mẹ con mình cùng cầm nhé” hoặc “con chưa làm được thì chờ mẹ hướng dẫn” hoặc ” bài khó thì phải cố gắng con ạ!”. Có như vậy con sẽ không có trong tiềm thức sự từ bỏ hoặc nghĩ rằng con không thể, hoặc nghĩ rằng hãy tìm cách.
- Thay bằng nói “sao cứ cho nó học nhiều thế con mệt thì sao” hoặc ” mệt thì nghỉ con ạ” hoặc “con làm thế có mệt không” …., thử nói “có thể con mệt nhưng cố lên nhé” hoặc “cố lên con mệt nhưng vẫn phải hoàn thành để nghỉ ngơi”. Có như vậy con sẽ không học cách đổ lỗi cho sức khỏe hoặc không cố hết sức.
P/s: Đây là vài ví dụ nhỏ thể hiện cho cách nói dán nhãn cho con thường theo cảm tính của cha mẹ trước mặt con, nhưng đôi khi con nghe nhiều quá sẽ thành phản xạ tiềm thức và vô tình hình thành cho con nhiều tư duy ỉ nại, dựa dẫm, ngại khó, dễ từ bỏ, đổ lỗi, biện hộ…….
Con trẻ đang trải nghiệm để hình thành suy nghĩ và nhận thức đúng đắn vì vậy thay vì dán nhãn cho “con không khể” thì mỗi lời nói của người lớn với con cần có mục tiêu” nói để dạy con rèn luyện sự vượt khó, nói để con chinh phục mục tiêu, nói để con không ỷ lại hoặc đổ lỗi.
Trả lời