ĐỪNG BẮT CON SỐNG VÌ CHA MẸ HOẶC CHA MẸ PHẢI SỐNG VÌ CON! ( P1)
Hãy nhớ rằng sinh ra con là ước nguyện và sự mong mỏi khát khao của cha mẹ không phải của con vì chúng chưa biết sẽ có mặt trên cõi đời này. Nên đừng giáo điều con phải nỗ lực để đền đáp công sinh thành hay danh dự của cha mẹ. Nó sẽ tạo ra gánh nặng cho con mà dễ đi ngược đạo lý của đứa con. Thay vào đó hãy khích lệ con nỗ lực cho chính cuộc đời con sống tử tế là đủ!
1. Con không sinh ra để thoả mãn sự bù đắp thiếu thốn mà cha mẹ chúng muốn nhưng không có.
Khi ta sinh ra và có cuộc sống thiếu thốn vật chất hay tinh thần thì sẽ luôn ấp ủ nếu có con cái thì sẽ phải giúp chúng sướng nhất. Phải làm sao để chúng không khổ như mình trước kia. Để rồi vô tình mù quáng chạy theo sự bao bọc, sự đáp ứng khiến con sớm học được tâm thế sống chỉ biết nhận mà chẳng biết cho. Khi lớn dần lên với thói quen đó sẽ trở nên nghiễm nhiên đòi hỏi mọi thứ bố mẹ phải theo ý mình. Vì đó là nghĩa vụ của bố mẹ với con. Những đứa trẻ như vậy khi ra đời sẽ khó để thích nghi đúng đắn với xã hội không bao giờ tự nhiên đáp ứng theo ý chúng. Sự thất bại trong tính cách hưởng thụ là sự thất bại của mọi thứ trong tương lai.
Vậy nên bản thân cha mẹ thiếu thốn mà vươn lên, bản thân cha mẹ bị tổn thương mà sống nỗ lực tích cực. Hãy dạy chúng điều đó song song với sự khá hơn một chút mà chúng đang được hưởng thay bằng huyễn hoặc để dạy con từ ngọn khi chúng chẳng hiểu bố mẹ đã thực sự nỗ lực phát triển bản thân mình ra sao.
2. Con không sinh ra để thoả mãn những giấc mơ đã giang dở mà cha mẹ chúng không đạt được.
Những dự định, những khát khao cháy bỏng để thành công nhưng không thể hoàn thành chúng vì muôn vàn lý do nào đó của cha mẹ. Ví dụ Lẽ ra thích học nghành khác nhưng lại phải học và làm việc trong nghành hiện tại nên thấy không thoả mãn. Hoặc lẽ ra phải thành ông nọ bà kia nhưng không có cơ hội hoặc bị kéo xuống nên tỏ ra thấy bất công… Có rất nhiều những giấc mơ con đã làm hoặc không có cơ hội để làm nó sẽ luôn khiến cha mẹ nung nấu muốn thế hệ sau phải bằng giá nào cũng đạt được. Nó để giúp chứng minh rằng cha mẹ chúng không làm được thì sẽ nhào nặn con cái đạt được để cũng chứng tỏ tài năng của cha mẹ chúng là có chứ không phải chỉ nói xuông.
Cứ gò, cứ ép và cứ nhải nhải bên tai con với những sự lặp lại con phải …. con phải …. thậm chí là sự hoài niệm nuối tiếc trong bất mãn vì thế này… hay thế kia … nên bố/ mẹ mới phải…. Tạo ra cho con trẻ sự cưỡng ép hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời cha mẹ mà không phải của chúng. Để rồi biết đâu đó liệu sau này chúng cũng có thể thành công được như bố mẹ kỳ vọng không hay lại tiếp tục vòng luẩn quẩn lặp lại của sự bất thành.
3. Con không sinh ra để học và thành tài cho danh dự của bố mẹ chúng.
Con học là cho con, thành tài thì con hưởng chứ không phải cha mẹ. Nên nếu áp con giỏi như con nhà người ta để không bị xấu hổ thì sẽ rất không ổn. Vì nó thường sẽ nhận lại kết quả ngược là con nó buông hết thì nó không cần bằng hoặc nó nghĩ là nó không thể đạt được như vậy. Giỏi để bố mẹ mát mặt, thành tài để bố mẹ tự hào chứ không phải cho con.
Chúng ta đã là những người lớn và trưởng thành hay thành công là cả quá trình trải nghiệm đủ hỉ, nộ, ái ố mới có. Rõ ràng mọi thứ ta phải tự mình từ sự gánh chịu những sự khổ sở đến sự vỡ oà khi với tới được mong muốn và niềm vui. Vậy nên không để con quá khổ nhưng hãy để chúng phải trải nghiệm sự nỗ lực,sự thất bại đến sự thành công
cho chính cuộc đời chúng!
Trả lời