Để dạy học sinh tăng động giảm chú ý ADHD không phải là việc dễ dàng, đôi khi giáo viên đã rất cố gắng nhưng vẫn không thành công. Điều này có thể do phương pháp dạy của bạn đã áp dụng vơi học sinh bị tăng động giảm chú ý là chưa phù hợp. Hãy tìm kiếm những hướng đi khác nhau và chú ý đến tâm thế cũng như cách tổ chức học tập cho trẻ ADHD điều đó sẽ tăng khả năng thành công của bạn.
1. Hãy có sự thấu cảm với con ADHD
– Trước hết chúng ta cần hiểu một sự thật rằng bất kỳ con trẻ nào bị mắc tăng động giảm chú ý đã là một sự thiệt thòi của các con. Đặc biệt các con không muốn mình như vậy và vì các con sẽ không bao giờ nhận thức được mình phải làm sao cho đúng, nên càng không thể tạo sự cố tình khiến thầy cô phải vất vả hơn từ chúng. Vì vậy, hãy yêu và hãy thương con bằng cả lý trí và trái tim của người thầy, người cô và thêm cả là tình thương yêu của cha mẹ chúng vậy.
– Những con trẻ này bình thường rất tình cảm nhưng chỉ khi con mất kiểm soát do không nhận thức được thì mới là “đứa trẻ không ngoan mà thôi”
2. Đừng kỳ thị và tạo sự kỳ thị
– Đừng luôn cảm thấy áp lực và dễ nổi nóng với con trẻ bị ADHD thậm chí dùng các từ ngữ “Con hư thế” hoặc “Con hỗn láo thế” hoặc thậm chí dùng từ ngữ khác nặng nề hơn, càng đừng bao giờ lan truyền trong lớp rằng con là đứa trẻ có vấn đề hoặc nặng hơn là con bị bệnh này nọ (kể cả để giải thích cho phụ huynh hoặc giải thích cho học sinh để thông cảm với con cũng đừng dùng cách nói đó).
– Với con trẻ này thường rất thích mọi người quan tâm đến mình, cũng thích chơi nhưng không biết chơi mà hay mất kiểm soát hành vi, cảm xúc. Muốn thể hiện tình cảm nhưng vụng về nên gây gổ để thể hiện mà thôi. Nên con cần có người hiểu con, làm bạn và tạo cho con niềm tin mình sẽ tốt hơn. Hãy giúp con biết chơi và các bạn thấu cảm để dạy con điều đó.
3. Đừng bỏ rơi con vì bất lực hoặc sợ gì đó
– Vẫn biết thầy cô đã vốn dĩ rất nhiều áp lực nhưng đừng nghĩ rằng mình không thể dạy hay giúp con được vì con không thể mà mặc kệ con. Vì nó sẽ khiến con trẻ càng phát tác mạnh những thế mạnh gây rối trong sự khao khát được quan tâm. Càng đừng không muốn con học lớp mình hay trường mình mà lên xuống khuyên cha mẹ chuyển vì họ đã khổ lắm đấy.
– Nếu ở đâu cũng chối bỏ con thì con biết có ai để giúp mình, có thể khắc phục được tốt nhất với chuyên môn hơn bố mẹ, và tương lai con sẽ bị khép lại một cách không đáng có.
4. Hãy hiểu về hội chứng ADHD để giúp con
– Đây không phải là bệnh mà là một hội chứng tạo nên các yếu điểm của cảm xúc, hành vi… và nó là nhược điểm có trong bất kỳ ai khác, đứa trẻ khác. Nhưng người khác thì chỉ mắc một trong các vấn đề với mức độ ít thái quá hơn, còn con thì hội tụ nhiều hơn và có mức độ bất ổn cao hơn mà thôi. Nhưng con không lây nhiễm mà con chỉ gây khó chịu và áp lực thôi, nên giúp con bằng cách luôn mỉm cười với con để con mỉm cười nhiều hơn mỗi lần được đón nhận tâm thế đó thay bằng con nhận lại cau có và con học nó tệ hơn.
– Tăng động giảm chú ý luôn có kết quả tốt thậm chí chữa khỏi hoàn toàn khi con được dạy bằng cả sự nghiêm khắc trong yêu thương và nỗ lực giúp con đến cùng.
5. Hãy xắp xếp cho con chỗ ngồi phù hợp
Vì con hay nhạy cảm từ tác động xung quanh nên dễ bị phân tán, lơ đễnh vô thức nên:
- Đặt con bị ADHD cách xa khỏi cửa sổ và xa khỏi cửa.
- Đặt học sinh bị ADHD ngay trước bàn của thầy cô (trừ khi đó sẽ là một điều gây xao lãng cho các con khác)
- Ghế ngồi trong hàng để tập trung vào giáo viên thường giúp con tốt hơn so với việc con ngồi quanh bàn, hoặc đối mặt với nhau trong các sắp xếp với các con khác.
- Tạo một khu vực yên tĩnh không có phiền nhiễu để con trẻ làm bài kiểm tra và nghiên cứu yên tĩnh
6. Cung cấp thông tin chi tiết và hợp lý
Vì con không có khả năng tập trung và kiên trì lâu nên hãy giúp con khắc phục dần nó:
- Chia nhiệm vụ ở mức nhỏ nhất và đưa ra hướng dẫn từng cái một đồng thời lặp lại khi cần thiết.
- Việc dễ để con làm trước, việc khó làm sau để con có cảm giác chiến thắng và hào hứng ngay từ đầu thay bằng khó quá mà tắc khiến cảm xúc tiêu cực tăng cao.
- Sử dụng hình ảnh: Biểu đồ, hình ảnh, mã màu.
- Tạo bảng ghi chú tổ chức nhiệm vụ khi cung cấp thông tin cho con và kiên trì nhẫn nại cùng con chinh phục.
7. Cho con thực thi nhiều nhiệm vụ và là tấm gương
– Vì con thích hoạt động hơn ngồi một chỗ và luôn muốn được quan tâm nên hãy giao cho con các nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ để con thấy mình thật quan trọng.
– Khen ngợi và cho con là tấm gương tốt về trách nhiệm con sẽ thấy mình cần cố gắng hơn để các bạn học theo.
– Cho con là hướng dẫn viên để giúp bạn khác ngồi nghiêm túc hơn, tập trung hơn (các nhược điểm của chính con và con sẽ ngược lại để thay đổi chính mình).
8. Tạo động lực và dán nhãn niềm tin con làm được
– Khi con làm được một việc nào đó chỉ là nhỏ xíu bằng lông chân con kiến thôi, hãy cho biết con đã làm được một điều rất lớn lao và tạo động lực con sẽ còn làm tốt hơn nữa rất nhiều. Đặc biệt, kể cả con không thực sự làm được thậm chí nó rất tệ, con không cố gắng hãy nói rằng con đã đang rất nỗ lực và thầy cô tin rằng con sẽ làm được, chắc chắn như vậy, cố gắng theo chỉ dẫn của thầy cô nhé con luôn sẽ làm được.
– Những đứa trẻ này luôn thích được hưởng thụ thành quả của mình bằng khen ngợi, động viên đặc biệt là những cái ôm thật chặt và cái giô tay quyết tâm thật mạnh. Bởi nó cho con sự va đập khi con thấy rằng con rất quan trọng và thay đổi để được công nhận là đứa trẻ ngoan và quan trọng.
Không có con trẻ nào là không thể tốt hơn nếu người lớn luôn có đủ đầy kiên trì, nhẫn nại, yêu thương và giúp con đến cùng. Chúng ta những người thầy cô hãy luôn cùng nỗ lực nhé!
Trả lời