Con người cứ mải miết đi tìm nỗi thống khổ.
1. Khi vợ chồng còn vất vả khó khăn, làm nhân viên quèn… thì luôn vui vẻ, động viên, chấp nhận cùng nhau nỗ lực để mong muốn XÂY một gia đình ổn định, có cuộc sống với cái nhà, cái xe, lo cho con cái đủ là thấy vui
—-> Nhưng khi ổn định hoặc có nhiều thứ thì lại muốn PHÁ hết, vứt bỏ hết để lại hành trình XÂY mới đầy gian nan Điều này thường là các ông chồng khi thăng tiến, khi có tiền và cảm thấy giàu có thì bắt đầu bồ bịch, gái gú… thậm chí đến tuổi già rồi, lẽ ra được hưởng thụ từ con cái trưởng thành rồi thì lại đèo bòng phải nuôi con thơ.
Hoặc phụ nữ khi có sự hưởng thụ vật chất thì sẽ dễ bị cảm xúc đòi hỏi chồng phải tâm lý, ga lăng… mà dễ sa đà vào người khác với chồng mình.
2. Khi làm ăn chung thì trong lúc khởi nghiệp bao khó khăn, bao thất bại… luôn có nhau, luôn nỗ lực cùng nhau mong muốn XÂY một đơn vị phát triển bền vững
—-> Nhưng khi phát triển lên rồi thì lại TAN ĐÀN XẺ NGHÉ và mỗi người đi một kiểu và lại mỗi người tự một mình phải XÂY MÃI XÂY MÃI lại từ đầu… Vấn đề này thường do xung đột lợi ích, đa nghi, người làm nhiều kẻ làm ít thấy bất công bằng hoặc tham lam muốn làm riêng để được tất ăn cả…
3. Lúc chưa có thì chỉ muốn đủ, lúc có tý thì muốn giàu, lúc giàu rồi thì lại muốn giàu nhất, giàu nhất rồi thì lại sợ mất, sợ nghèo…
Vấn đề này khiến lúc nào cũng phải lo lắng, đau đầu đến không ngơi nghỉ…thậm chí có người lo sợ thái quá đến mức ảnh hưởng đến tinh thần và trở nên trầm cảm.
Hoặc có người thì mãi không đạt giàu theo mong muốn leo thang mà trở nên mất phương hướng khi làm liều và mất trắng thậm chí gây hại.
4. Luôn muốn bản thân phải giống người khác, con cái phải giống con người ta…
Thấy người khác hơn sẽ ngầm khát khao giống họ để rồi không đạt được thì tự ti, dằn vặt mình kém cỏi hoặc đố kỵ… lúc nào cũng mệt mỏi trong tiêu cực… Thấy con người ta đạt được gì là muốn con mình cũng phải đạt được. Nó không làm được thì đổ lỗi và cho rằng con cố tình hoặc quá dốt, lúc nào cũng thấy thất vọng, áp lực…
5. Phải tỏ ra mình hiểu biết, biết tuốt hoặc mình phải đúng còn người thì sai…
Cứ phải gồng mình lên để chứng tỏ để rồi luôn bực tức, hiếu thắng hoặc đổ lỗi, ăn thua không ngơi nghỉ đến mức mất cân bằng cảm xúc, hành vi… Lúc nào cũng thấy người khác không hiểu mình, người khác thế này hay thế kia để rồi hằn học hoặc chán nản, mất niềm tin vào con người trong cuộc sống.
6. Chạy theo để làm hài lòng hết thảy mọi người và luôn khổ sở vì nhận lại tổn thương…
Luôn sợ bị nghĩ này nọ hoặc bị chê bai nói xấu đến mức nhạy cảm thái quá với thái độ hành vi của người khác để giật mình xem mình đang đúng hay sai từ đó khiến tinh thần luôn bị căng thẳng. Làm hài lòng người rồi lại muốn họ phải trả lại như vậy nên chỉ cần một hạt sạn nhỏ trong tương tác ứng xử là thấy bị tổn thương, phải suy nghĩ khổ sở.
7. Ám ảnh cố chấp và thù hằn cá nhân đến mức điên cuồng chạy loăng quăng để mong người khác phải hiểu mình mà hạ bệ đối phương.
Không biết đúng sai, sự thù hằn che mờ mắt đến mức trở nên như người có vấn đề khi cứ giật đùng đùng bốc đồng cảm xúc hành vi xấu xí…
Hoặc như nhân vật Chí phèo thời xưa để lê la khắp hang cùng ngõ hẻm kiện cáo lung tung và không đạt được mục đích thì lại tiếp tục chạy điên cuồng mất phương hướng tệ hơn.
8. Tìm đến để cổ suý cho sự sai lệch của quy luật cuộc sống để đến khi ngộ ra thì khó để quay trở lại tốt hơn.
Con người cứ mải miết tìm nỗi thống khổ Kiếm tiền để giàu có không thể dễ dàng nhưng sẵn sàng tin vào để ảo tưởng rồi mắc bẫy ảo, bẫy lừa mà tưởng bỏ một nhận lại cả nghìn lần trong vài phút giây để rồi trắng tay, nợ đầm đìa thì than không ai thấu.
Lúc ít tiền cũng đủ, nhiều tiền lại luôn thấy thiếu thốn vì sự hưởng thụ mãi leo thang không bao giờ là đủ nên lúc nào cũng càng thấy thiếu thốn đến đáng thương… còn rất nhiều và mọi người bổ sung thêm nhé!
Trả lời